Trung Quốc "hung hăng" trên Biển Đông: Liệu chân lý có thuộc về kẻ mạnh?

“Nếu điều đó xảy ra thì rõ ràng thế giới vẫn đang bị áp đặt, bị nô dịch bởi chính trị cường quyền, nhân loại sẽ đứng trước thảm họa ghê gớm”- TS Trần Công Trục khẳng định.


Trung Quốc
Con giun xéo mãi phải quằn, Philippines không để chân lý mãi thuộc về kẻ mạnh


Phần tiếp theo TS Trần Công Trục trao đổi kỹ hơn về tình huống xấu nhất, Tòa trọng tài phán quyết có lợi cho Trung Quốc. Có thể xảy ra tình huống này không và nếu xảy ra hậu quả pháp lý sẽ ra sao?

Thưa ông, nếu phán quyết của Tòa trọng tài có lợi cho Trung Quốc, ông nghĩ sao?

Trong thực tế, sự thật, đúng sai không phải lúc nào cũng theo đúng quy luật, chân lý. Không phải lúc nào chân lý, công bằng cũng được thực hiện.
Sự thật, trước đây, đã có thời kỳ, trong thực tiễn quan hệ quốc tế, chân lý luôn thuộc về kẻ mạnh. Những nước nhỏ, ít dân, nhược tiểu luôn bị những cường quốc “bắt nạt”.
Chuyện đó ở thế kỷ trước thì vẫn thấy bình thường và rất thường xuyên diễn ra. Nhưng đến thế kỷ 21, nhân loại có những thiết chế, cộng đồng, hội nghị... khác nhau, mà ở đó, những nước nhược tiểu cũng có tiếng nói của mình. Tôi nghĩ, không phải chân lý lẽ phải không được bảo vệ.
Tuy nhiên, đặt tình huống chân lý, lẽ phải không được thực thi như những dự đoán có thể xảy ra với vụ Philippines kiện Trung Quốc là điều hoàn toàn dễ hiểu. Bởi vì, Mark Valencia là công dân Hoa Kỳ, ông quá hiểu sức mạnh của cường quốc trong việc bẻ cong chân lý, do vậy rất có thể dẫn đến những nhận định bi quan.
Mặt khác, trong xu thế toàn cầu hóa, mối quan hệ với các nước luôn có những lợi ích chồng chéo. Do đó, có không ít những tổ chức, cá nhân, thậm chí là quốc gia vẫn ủng hộ quan điểm sai trái của Trung Quốc ở Biển Đông. Trên thực tế, Trung Quốc luôn có sự vận động lôi kéo, có những chiến dịch bóp méo sự thật về vụ kiện với Philippines nói riêng và vấn đề Biển Đông nói chung.
Từ những lập luận trên cho thấy khả năng đặt ra là tòa trọng tài sẽ ra những phán quyết có lợi cho Trung Quốc. Nếu như vậy thì yếu tố chính trị đã thắng pháp lý. Đó là thứ chính trị cường quyền, chính trị nước lớn bắt nạt nước nhỏ. Nếu điều đó xảy ra, không khác gì việc trở lại thời kỳ các nước lớn lũng đoạn các tổ chức quốc tế.

Ông đánh giá thế nào về việc tác giả Mark Valencia lấy ví dụ trường hợp năm 1984, Nicaragua đã kiện Mỹ lên Tòa án Công lý quốc tế (ICJ)?
Ví dụ mà ông Mark Valencia đưa ra về vụ kiện giữa Nicaragua và Mỹ là một ví dụ về sự lũng đoạn của Mỹ. Lúc đó Mỹ có thể làm được việc cản trở thực thi công lý vì thời kỳ đó thực lực của Mỹ và sự lũng đoạn của Mỹ rất mạnh. 
Còn bây giờ khác. Năm 1982, Mỹ không chịu ký vào Công ước Luật biển, mặc dù nhiều phiên họp diễn ra tại New York và nguồn đóng góp của Mỹ cho LHQ là rất lớn. Thế nhưng, Công ước vẫn có hiệu lực và ngày càng mở rộng nhiều quốc gia tham gia. Đây là một trong rất nhiều ví dụ về sự thay đổi này.
Tuy nhiên, khi ông Mark Valencia có đưa ra ví dụ và đặt ra tình huống Tòa án trọng tài sẽ có phán quyết có lợi cho Trung Quốc là chuyện có thể xảy ra trong thực tiễn nhân loại. Nếu điều đó xảy ra thì rõ ràng thế giới vẫn đang bị áp đặt, bị nô dịch bởi chính trị cường quyền, nhân loại sẽ đứng trước thảm họa ghê gớm.

Phần 3: Trung Quốc có chịu thực thi phán quyết của Tòa?
Hồng Chuyên (thực hiện)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !