Trung Quốc đang đẩy nhanh việc quân sự hóa Biển Đông

Trong năm 2017, Trung Quốc đã có những bước tiến nguy hiểm trong việc quân sự hóa Biển Đông.

Reuters dẫn truyền thông Trung Quốc cho biết, nếu lần đầu tiên báo chí nước này chính thức đăng tải thông tin, hình ảnh về những hoạt động phi pháp của chiến đấu cơ J-11B tại Hoàng Sa hồi đầu năm 2017 thì đến tháng 12/2017, Trung Quốc đang có những bước tiến nguy hiểm trong việc quân sự hóa Biển Đông.

Cụ thể, ngày 29/1/2017, một video do Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV phát sóng cho thấy, hình ảnh của chiến đấu cơ J-11B đang thử cất, hạ cánh và di chuyển vào một nhà chứa máy bay trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trong khi Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) – Tờ báo của Đảng cộng sản Trung Quốc cũng đăng tải những hình ảnh về đường băng lớn dài 3km phục vụ mục đích quân sự và dân sự trên đảo Phú Lâm.

Tại thời điểm tháng 1/2017, Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI), thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) ở Washington, Mỹ cho biết: Trung Quốc đang xây dựng tới 3 căn cứ không quân trái phép trong đó 2 thuộc các đảo tại quần đảo Trường Sa (là Châu Viên và Chữ Thập) và 1 nằm trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trong đó, đảo Phú Lâm, thuộc Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1974 tới nay; trong khi  Châu Viên và Chữ Thập là 2 trong 7 điểm đảo của Việt Nam ở Trường Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm và đóng quân từ năm 1988, bất chấp sự phản đối từ Việt Nam.

AMTI cho rằng, các hình ảnh vệ tinh đã chứng minh Trung Quốc đang quân sự hóa các đảo mà Bắc Kinh xây dựng trái phép ở Biển Đông. Ảnh: CSIS/AMTI

Cũng theo Reuters mới nhất, ngày 14/12, dẫn báo cáo của tổ chức Sáng kiến Minh bạch hàng hải châu Á (AMTI): Trung Quốc tiếp tục cài đặt radar tần số cao cùng các cơ sở hạ tầng có thể sử dụng vào mục tiêu quân sự trên 7 đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây tại Trường Sa trên Biển Đông. Theo báo cáo của AMTI, các hoạt động quân sự hóa này được Trung Quốc tiến hành trên các cơ sở hạ tầng có diện tích 29 ha trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Cụ thể, khi các nước chú ý vào cuộc khủng hoảng giữa CHDCND Triều Tiên với Mỹ, Trung Quốc đã xây một hệ thống radar tần số cao mới ở phía bắc Đá Chữ Thập. Cũng trong cụm đảo Trường Sa, trên Đá Subi đã xây xong những hầm có thể để trữ đạn cùng các vòm radar, theo báo cáo của AMTI. Còn trên Đá Vành Khăn, Trung Quốc xây kho ngầm trữ đạn và nhà chứa máy bay, bệ đặt tên lửa và dàn radar.

Còn tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nếu tháng 1/2017 là đưa chiến đấu cơ J-11B đang thử cất, hạ cánh thì đến tháng 12/2017, Trung Quốc đang tiến hành những hoạt động xây dựng quy mô khác như bãi đáp trực thăng và các turbin gió ở đảo Cây và hai tháp radar lớn ở đảo Tri Tôn. Đồng thời, ngoài chiến đấu cơ J-11B ở đảo Phú Lâm bay diễn tập. Ngày 15/11 và 14/12/2017, AMTI cũng phát hiện vận tải cơ Y-8, loại máy bay có thể do thám điện tử đang bay tại Hoàng Sa. Giám đốc AMTI Greg Poling cho biết, tổ chức này đã nghiên cứu trong nhiều tháng về mục đích của những cấu trúc của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa và nói với hãng tin Reuters: “Họ (Trung Quốc) tiếp tục nói rằng họ không quân sự hóa, nhưng họ có thể triển khai máy bay chiến đấu và tên lửa đối không ngày mai nếu họ muốn. Hiện nay, Trung Quốc có tất cả cơ sở hạ tầng để kết hợp phòng thủ và triển khai sức mạnh tại Hoàng Sa và Trường Sa”.

Mới đây nhất, ngày 24/12/2017, Tân Hoa Xã đưa tin, một viện nghiên cứu tại đảo Hải Nam, Trung Quốc vừa công bố kế hoạch phóng vệ tinh hỗ trợ viễn thám ở Biển Đông. Cụ thể, Viện Viễn thám Sanyan sẽ tiếp tục bổ sung 3 vệ tinh quang học, 2 vệ tinh siêu phổ và 2 vệ tinh SAR để hoàn thành chương trình Thiên văn vệ tinh vào năm 2021 có thể do thám vùng Biển Đông từ xa 24/24h... Liên quan tới vấn đề Biển Đông, Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần nhấn mạnh: “Việt Nam khẳng định có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử về chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi việc làm của các bên khác trên quần đảo Trường Sa mà không có sự đồng ý của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị”.

Nam Phương

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !