Trung Quốc có sợ lời răn đe của Mỹ trên Biển Đông?

Nếu không may xảy ra xung đột quân sự trên Biển Đông, ngành công nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc sẽ chịu tổn thất nặng nề. Nhưng liệu những lời cảnh báo của Mỹ về việc yêu cầu Trung Quốc ngừng xâm chiếm Biển Đông có khiến Bắc Kinh thức tỉnh?

Lầu Năm Góc đã đưa ra hàng loạt thông tin tố cáo nỗ lực của Trung Quốc trong việc cải tạo đất trái phép và xâm chiếm Biển Đông. Trong bản báo cáo trình lên quốc hội hồi tuần trước, Bộ Quốc phòng Mỹ đã trình bày một chiến lược an ninh hàng hải tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhằm đối phó với thái độ khiêu khích của Bắc Kinh. 

Theo tờ Business Insider, hồi đầu năm nay, Đô đốc Harry B. Harris Jr, Tư lệnh Bộ chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ từng đưa ra lời cảnh báo rằng Trung Quốc đang xây dựng các hòn đảo nhân tạo trái phép bằng cách bơm cát lên các bãi đá ngầm sau đó đổ bê tông kiên cố. Tướng Harris nhấn mạnh Trung Quốc đã tạo ra một khu vực nhân tạo có diện tích lên tới 3,6 km2. Ông Harris gọi đây là "vạn lý trường thành bằng cát". 

Trung Quốc có sợ lời răn đe của Mỹ trên Biển Đông? - ảnh 1

Hải quân Trung Quốc tập trận trên biển Hoa Đông.

Bản báo cáo mới nhất của Lầu Năm Góc đã nêu rõ chi tiết về tiến độ cải tạo đất trái phép mà Trung Quốc đang tiến hành trên Biển Đông. Theo đó, kể từ hồi tháng 12/2013, Trung Quốc đã mở rộng diện tích của 7/8 tiền đồn nằm trên quần đảo Trường Sa (của Việt Nam). Tính tới tháng Sáu năm nay, Trung Quốc đã cải tạo 11,7 km2 đất thuộc quần đảo Trường Sa. Tốc độ cải tạo đất của Trung Quốc trong tháng Sáu đã tăng hơn 50% so với tháng Năm. Điều đáng nói là chỉ trong vòng 2 năm, Trung Quốc đã tăng tốc xâm chiếm Biển Đông gấp 17 lần so với các quốc gia láng giềng trong suốt 40 năm. Nói cách khác, Trung Quốc đã cải tạo gần 95% diện tích quần đảo Trường Sa. 

Nếu các hòn đảo nhân tạo này được Trung Quốc biến thành tiền đồn quân sự với hạ tầng cơ sở cầu cảng và sân bay quy mô lớn, Bắc Kinh sẽ từng bước hiện thực hóa âm mưu khẳng định chủ quyền đơn phương trên toàn bộ Biển Đông. Đây sẽ là thách thức lớn đối với không chỉ các nước trong khu vực mà còn với Mỹ, quốc gia từng cam kết bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông. 

Lâu nay, dựa vào tấm bản đồ phi lý "đường chín đoạn", Trung Quốc đã ngang nhiên tuyên bố chủ quyền trên gần 90% diện tích Biển Đông, vùng biển mà các nước Philippines, Việt Nam, Malaysia và Đài Loan cùng tuyên bố chủ quyền. 

Theo Lầu Năm Góc, song song với tấm bản đồ "đường chín đoạn", việc Bắc Kinh tăng tốc xâm chiếm Biển Đông sẽ cho phép quốc gia này "triển khai thêm nhiều lực lượng thường trực tại vùng biển chiến lược". Thậm chí, giới chức Trung Quốc còn ngang nhiên cho rằng Bắc Kinh xây đảo nhân tạo trên "các hòn đảo và bãi đá thuộc chủ quyền của nước này" và không quan tâm tới sự phản đối của các nước láng giềng. 

Ngoài ra, Lầu Năm Góc nhấn mạnh Trung Quốc còn áp dụng chiến thuật điều lực lượng Bảo vệ bờ biển "để từng bước tăng khả năng kiểm soát một cách hiệu quả tại những khu vực đang xảy ra tranh chấp chủ quyền mà vẫn tránh được cảnh leo thang xung đột quân sự". Trong khi đó, lực lượng tàu thuyền của Hải quân Trung Quốc vẫn túc trực bên ở phía xa và sẵn sàng ứng phó khi căng thẳng leo thang. 

Hồi đầu tháng này, Trung Quốc từng tuyên bố nước này đã cho ngừng hoạt động cải tạo đất trái phép trên Biển Đông. Tuy nhiên, những bức ảnh vệ tinh được đăng trên tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và Chiến lược lại chứng minh điều ngược lại so với tuyên bố của Trung Quốc. 

Còn hiện nay, Mỹ đang từng bước thận trọng chuyển các loại khí tài tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Theo kế hoạch, trong vòng 5 năm tới, Mỹ sẽ tăng cường thêm 30% tàu thuyền cho Hạm đội Thái Bình Dương. Tới năm 2020, 60% vũ khí của hải quân và không quân Mỹ sẽ được điều động tới các căn cứ tại châu Á – Thái Bình Dương. 

Biển Đông được đánh giá là một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới khi mà mỗi năm khoảng 30% hoạt động thương mại đường biển trên thế giới đi qua đây. Ngoài ra, nhiều khu vực trên Biển Đông còn vô cùng dồi dào nguồn tài nguyên cá, khí đốt và dầu mỏ. 

Do đó, nếu không may một cuộc xung đột bùng nổ trên Biển Đông, nó sẽ gây ra những tác động tiêu cực lớn đối với hoạt động thương mại và kinh doanh toàn cầu. Trong đó, ngành công nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc sẽ chịu thiệt hại nặng nề. Đây là lý do mà trong bản báo cáo, Lầu Năm Góc đã cảnh bảo Trung Quốc cần có những suy xét thận trọng. 

Tuy nhiên, câu hỏi lớn đặt ra là liệu những lời cảnh bảo của Mỹ có làm giới lãnh đạo Trung Quốc thức tỉnh và cân nhắc kỹ lượng trước việc tiếp tục xây "vạn lý trường thành bằng cát" trên Biển Đông. 

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…


MINH THU (lược dịch)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !