Trung Quốc chơi chiến thuật hải tặc ở Biển Đông?

Trong bài bình luận trên trang Diplomat, giáo sư Carl Thayer đã gọi những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông và Hoa Đông có thể được coi như hành động “ăn cướp chủ quyền” từ các nước láng giềng.

Ngày 29/11/2013, 6 ngày sau khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo áp đặt “Vùng phòng không” trên biển Hoa Đông, tỉnh Hải Nam đã âm thầm ra các qui định mới về đánh bắt cá trên Biển Đông. Các qui định này được thông báo vào này 3/12/2013 và có hiệu lực vào ngày 1/1/2014.

Trung Quốc chơi chiến thuật hải tặc ở Biển Đông? - ảnh 1

Trung Quốc vừa áp đặt các qui định hết sức vô lí, cấm tàu đánh cá nước ngoài đánh bắt ở một số vùng biển trên Biển Đông.

Cả hai hành động này đều đơn phương và nhằm mục đích mở rộng cơ sở pháp lý cho tuyên bố chủ quyền trên biển Hoa Đông và Biển Đông. Những hành động của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của các quốc gia láng giềng và có khả năng leo thang căng thẳng và khơi mào giao tranh.

Theo qui định đánh bắt mới của tỉnh Hải Nam, mọi tàu nước ngoài muốn đánh bắt hoặc khảo sát ở các vùng biển do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đều phải được sự cho phép của “các cơ quan liên quan và có trách nhiệm” của nước này.

Tỉnh Hải Nam được Trung Quốc giao quyền quản lý đảo Hải Nam và cái được gọi là thành phố Tam Sa (bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam).

Những vùng biển mà Trung Quốc tự ý cho phép tỉnh Hải Nam quản lý nằm trong bản đồ mà nước này gọi là “đường 9 đoạn” chiếm phần lớn diện tích Biển Đông.

Theo đó, tàu đánh cá và thăm dò nước ngoài không tuân thủ các qui định này sẽ bị cưỡng chế rời khu vực đánh bắt hoặc sẽ bị bắt giữ và có thể bị phạt tới 83.000 USD. Giới chức Hải Nam cũng tự cho mình quyền thu giữ các hải sản mà tàu bị giữ đánh bắt được.

Trung Quốc cùng một số nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông đều đã phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS), theo đó các nước có nghĩa vụ không có các hành động đơn phương và có nghĩa vụ cao trong việc hợp tác cũng như kiềm chế đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.

Nếu Trung Quốc thực thi các qui định trên, rất có thể các quốc gia láng giềng sẽ phản kháng và có thể dẫn tới đối đầu có vũ trang trên biển.

Tuy nhiên, khía cạnh dễ gây tranh cãi của qui định đánh bắt mới liên quan tới vùng biển được coi là vùng biển quốc tế. Tất cả tàu đánh bắt cá và tàu thăm dò đều có quyền tự do đi lại ở vùng biển quốc tế. Bất kỳ nỗ lực nào của Trung Quốc nhằm chặn các tàu này sẽ bị coi là hành động “hải tặc”. Khi đó, tàu Trung Quốc có liên quan sẽ đối mặt với sự trừng phạt về mặt luật pháp quốc tế.

Rất có khả năng Trung Quốc sẽ thực thi qui định mới này ở các vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền. Mặc dù nước này không ngừng tăng cường năng lực hàng hải trong đó có việc sát nhập một số cơ quan thành Lực lượng canh gác bờ biển, Trung Quốc vẫn thiếu tàu tuần tra hàng hải và tàu hải quân để bao phủ cả vùng biển rộng lớn này. Điều đó làm gia tăng khả năng Trung Quốc sẽ áp dụng một số qui định để chống lại các ngư dân Philippines. Điều đó sẽ làm gia tăng sức ép với Manila và tăng chi phí chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng biển này.

Các qui định mới của tỉnh Hải Nam cũng có nguy cơ làm tổn hại tới các nỗ lực ngoại giao mà các bên liên quan đã thực hiện.

Mặc dù đôi lúc vẫn xảy ra vụ việc này khác, trong thời gian gần đây, số lần va chạm của các tàu chính phủ Trung Quốc và tàu đánh các quốc gia khác có vẻ đã giảm đi nhiều. Tuy nhiên, các qui định đánh bắt cá mới của Trung Quốc có khả năng sẽ làm giảm xu hướng này.

Ngay sau khi tỉnh Hải Nam thông báo về các qui định mới, nhiều quốc gia trong đó có Philippines, đã yêu cầu Bộ Ngoại giao Trung Quốc làm rõ về hành động này. Philippines là quốc gia phản đối mạnh mẽ nhất các qui định đánh bắt cá mới của Hải Nam. Trong một thông báo đề ngày 10/1/2014, Bộ Ngoại giao Philippines cho rằng các qui định mới này “làm leo thang căng thẳng, làm phức tạp hóa tình hình một cách không cần thiết trên biển Đông và đe dọa hòa bình cũng như ổn định trong khu vực”.

Trung Quốc chơi chiến thuật hải tặc ở Biển Đông? - ảnh 2

Tàu của Lực lượng canh gác bờ biển Trung Quốc.

Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho rằng: “việc thông qua các qui định hạn chế hoạt động đánh bắt cá ở các khu vực tranh chấp trên Biển Đông là hành động khiêu khích và có thể gây nguy hiểm”.

Phản ứng trước các qui định mới của Trung Quốc, Việt Nam cho rằng các qui định này là “phi pháp và không hợp lệ” và “yêu cầu Trung Quốc từ bỏ các hành động sai lầm trên đồng thời có những đóng góp thực tế nhằm duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đáp lại các chỉ trích trên giống như nước này đã từng làm trong quá khứ. Theo quan điểm của Trung Quốc, những hành động của nước này là “hoàn toàn bình thường và là một phần của những hoạt động thông thường các tỉnh Trung Quốc vẫn thực thi trên biển”.

Có hai câu hỏi về tiến triển của tình hình trong tương lai.

Trước hết, liệu Trung Quốc có áp đặt một “Vùng phòng không” trên Biển Đông? Tháng 11/2013, khi thông báo thiết lập “Vùng phòng không” trên biển Hoa Đông, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng tuyên bố: “Trung Quốc sẽ thiết lập các vùng phòng không khác vào thời điểm thích hợp sau khi đã hoàn tất các công tác chuẩn bị”.

Câu hỏi thứ hai là những hậu quả của các biến cố vừa qua sẽ ảnh hưởng thế nào tới tiến trình đàm phán về Bộ qui tắc ứng xử trên biển (COC) mà Trung Quốc và các quốc gia ASEAN đang theo đuổi. Trước đây, một số quốc gia thành viên ASEAN đã tỏ ra bất đồng ý kiến với Philippines vì công khai chỉ trích Trung Quốc. Nếu các nước ASEAN không thể tiến tới đồng thuận trong cách thức đáp trả những hành động quyết liệt mới của Trung Quốc trên Biển Đông, Bắc Kinh sẽ lợi dụng tình thế đó để thu lợi cho mình.

Lê Dung

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !