Trào lưu TikTok: 'Mặt tối' của những video giảm cân, ăn kiêng hàng tỉ lượt xem

Những trào lưu ăn kiêng, giảm cân lan truyền trên TikTok bị "tố" là quá độc hại, nguy hiểm cho giới trẻ.

Cô gái trẻ có tài khoản TikTok là 'cheriesinclair' gần 13.000 người theo dõi với nhiều video hàng triệu lượt xem, thường xuyên chia sẻ về chế độ ăn uống, luyện tập mỗi ngày để có vóc dáng đẹp.

Cô gái trẻ chia sẻ rằng đã có thời điểm, cân nặng của bản thân lên đến 102 kg, người quá khổ, cô rất mất tự tin khi chọn trang phục phù hợp. Thế nhưng chỉ trong vòng 5 tháng, từ tháng 5- 9/2022, cô gái đã giảm được 25kg và hành trình giảm cân chưa dừng lại.

5 thói quen mà cô gái đã thay đổi trong quá trình giảm cân này đó là uống 3 lít nước mỗi ngày, không ăn đường, thực hiện chế độ ăn giảm carbs, ăn bữa đầu tiên sau 10h30' sáng và bữa cuối cùng trước 18h30', đi bộ 5km mỗi ngày.

Hướng dẫn từ tài khoản 'cheriesinclair' là những video hiếm hoi cư dân mạng cho rằng có thể làm theo nhưng để đạt được mục tiêu giảm cân thì không hề dễ dàng và không có chuyên gia nào đứng ra xác định tính chính xác.

Nhiều TikToker cũng liên tục chia sẻ video với nội dung đa dạng từ những công thức nấu ăn, thói quen ăn uống hàng ngày đến mẹo giảm cân, giảm mỡ trong cơ thể. 

Ăn cà rốt với mù tạt, một xu hướng thoạt nghe có vẻ không gây hại cho sức khỏe nhưng các chuyên gia lo ngại hành động này gây ra tình trạng rối loạn ăn uống. Một xu hướng gây tranh cãi khác là dùng nước muối để nâng cao sức khỏe đường ruột, làm sạch, xả cặn bã ra khỏi ruột và giảm cân.

Từ khóa #saltflush có hơn 287.000 lượt xem trên TikTok, chia sẻ về việc uống nước muối để cải thiện đường ruột. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng hành động này gây ra nhiều tác dụng phụ như nôn mửa, suy nhược cơ thể, mất cân bằng điện giải, mất nước, người bị bệnh thận, tim mạch, huyết áp cao không được sử dụng.

Theo nghiên cứu của Đại học Vermont, những video thu hút nhiều lượt xem nhất liên quan đến dinh dưỡng và giảm cân thường vẽ nên một "bức tranh phi thực tế và không chính xác", thậm chí góp phần gây ra chứng rối loạn ăn uống và hình ảnh cơ thể tiêu cực.

Kết quả nghiên cứu dựa trên việc phân tích 1.000 video nhiều người người xem trên nền tảng TikTok, bắt đầu bằng từ khóa liên quan đến dinh dưỡng, thực phẩm, giảm cân. Những video phổ biến đều có hơn một tỷ lượt xem, cho thấy sức ảnh hưởng lớn của nó tới cộng đồng. 

Lizzy Pope, Phó giáo sư tại Khoa Khoa học thực phẩm và dinh dưỡng tại Đại học Vermont cho biết: "Mỗi ngày, hàng triệu người trẻ sử dụng TikTok, cung cấp nhiều nội dung, video nhưng họ đang vẽ nên bức tranh phi thực tế, không chính xác về thực phẩm, dinh dưỡng và sức khỏe. Giảm cân theo những video xu hướng trên TikTok đang gây khó khăn cho nhiều người, đặc biệt là giới trẻ".

Những video bắt đầu bằng từ khóa liên quan đến dinh dưỡng, thực phẩm, giảm cân đều ca ngợi việc giảm cân, định vị thức ăn, dùng thực phẩm loại bỏ độc tố trong người là cách giảm cân hiệu quả nhất. 

Theo Lizzy Pope, những người sở hữu video hàng tỷ lượt xem hầu hết không phải là chuyên gia sức khỏe, bác sĩ. Đã đến lúc xem xét lại việc tham khảo, thực hiện thao lời khuyên về chế độ ăn uống và dinh dưỡng từ những người có ảnh hưởng trên TikTok.

Hoàng Dung (lược dịch)

Nam sinh TP.HCM mồ côi ba bị kẻ xấu lừa ‘ba con tai nạn’

Ông Trần Công Tuấn, Hiệu trưởng Trường THPT Phú Nhuận (TP.HCM), thông tin, khi nam sinh lớp 12 của trường đứng chờ người thân đón, một người đàn ông tới nói: "Ba con bị tai nạn, lên xe chú chở đến bệnh viện”. Trong khi, ba nam sinh này đã mất.

Người Hàn thay đổi thói quen ăn trưa: ít uống cà phê, không tụ tập bạn bè

Nhiều dân văn phòng Hàn Quốc, nhất là thế hệ trẻ không còn mặn mà với tụ tập ăn trưa hay ngồi uống cà phê sau bữa ăn, vốn là biểu tượng từ lâu ở xứ sở kim chi.

Nhắn nữ sinh đến nhà lấy đề thi, thầy giáo bị tố có hành vi dâm ô

Thầy giáo ở Vĩnh Long nhắn nữ sinh lớp 8 đến nhà riêng để lấy đề kiểm tra, cộng điểm tùy tiện cho học sinh. Ngoài ra, người này còn bị tố có hành vi dâm ô với nữ sinh trên.

Tốt nghiệp THPT, nên học nghề hay đại học?

Không ít học sinh và phụ huynh có con đang học lớp 12 băn khoăn nên học nghề hay đại học sau khi tốt nghiệp THPT.

Chàng trai gen Z biến những chiếc lá vô tri thành tác phẩm nghệ thuật

Một nam học sinh lớp 12 ở Lục Ngạn, Bắc Giang đã tạo ra hàng trăm bức tranh vô cùng sinh động từ nghệ thuật điêu khắc tranh trên lá mít, lá bồ đề.

Tốt nghiệp ĐH top đầu, cô gái thu gom đồng nát kiếm hơn 30 triệu đồng/tháng

"Đừng để vấn đề bằng cấp hay con đường học vấn trở thành xiềng xích trói buộc bạn vào một công việc", cô gái này chia sẻ.

Bạn trai cũ đăng 'ảnh nóng' lên mạng, cô gái đòi bồi thường 6,3 tỷ USD

Cô gái 26 tuổi kiện bạn trai cũ, đòi bồi thường 6,3 tỷ USD vì người này chia sẻ "ảnh nóng" của cô trên mạng xã hội.

Hành trình thiện nguyện từ 16 tuổi của chàng trai 'chỉ thích cho đi'

Mơ ước hoạt động thiện nguyện trở thành thói quen thường trực của giới trẻ, Lê Văn Phúc thành lập nhóm từ thiện ngay khi đang học lớp 11. Sau 4 năm hoạt động, nhóm đã thực hiện thành công nhiều dự án, chiến dịch lớn khiến ai cũng bất ngờ.

Tuổi 35 của Hoàng Thùy Linh có tất cả, chỉ thiếu... chồng

Ca sĩ Hoàng Thùy Linh được nhận xét ngày càng trẻ hơn nhờ phong cách thời trang cá tính.

Cuộc trò chuyện tình cờ giúp nữ sinh ĐH Ngoại thương kiếm hơn 40 triệu/tháng

Chưa tốt nghiệp đại học, Lan Nhi đã là quản lý bán hàng một startup trên sàn thương mại điện tử quốc tế, thu nhập 2.000 – 3.000 USD/tháng. Câu chuyện khởi nghiệp của nữ sinh bắt đầu từ lần tình cờ nói chuyện với một người bạn...

Đang cập nhật dữ liệu !