Tranh chấp Biển Đông: Vì sao Trung Quốc "né" đàm phán hoặc trọng tài?

Trung Quốc tự biết mình không có cơ sở pháp lý với những gì đã tuyên bố chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam...
Trung Quốc luôn khẳng định có chủ quyền không thể tranh cãi đối với gần như toàn bộ biển Đông. Thế nhưng, khi bị các nước trong khu vực này phản đối thì họ luôn tìm cách né tránh việc giải quyết tranh chấp thông qua phương thức đàm phán hoặc trọng tài quốc tế. 

BÀI ĐỌC NHIỀU

Nguyễn Bá Thanh - Con đường từ Đà Nẵng đến Ban Nội chính Trung ương

Toàn cảnh vụ "hét" cát sê 6000USD của Mỹ Tâm

Với Việt Nam, lần đầu tiên vào ngày 4-1-1932, khi Chính phủ Pháp lấy tư cách đại diện cho Việt Nam về đối ngoại theo Hiệp ước Patenôtre gửi công hàm tới Công sứ quán Trung Quốc tại Paris khẳng định quyền quản lý của Pháp đối với Hoàng Sa và đề nghị giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hữu nghị hoặc bằng phương thức trọng tài quốc tế, nhưng Trung Quốc đã khước từ.

Lần thứ hai vào ngày 14-1-1947 Chính phủ Pháp chính thức phản đối sự chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Quốc đối với một số đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, đồng thời nhắc lại đề nghị tìm giải pháp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quốc tế nhưng Chính phủ Trung Quốc vẫn không chấp nhận.

Cả đến năm 1977, tại phiên họp thứ 7 cuộc đàm phán về biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, ông Phan Hiền, Trưởng đoàn Việt Nam bác bỏ vu cáo của phía Trung Quốc đối với việc hải quân nhân dân Việt Nam đã tiếp quản các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; đồng thời cũng đề nghị Trưởng đoàn Trung Quốc Hàn Niệm Long đưa vấn đề hai quần đảo này vào chương trình nghị sự, nhưng phía Trung Quốc từ chối.

Với Philippines, khi nước này vào ngày 22-1-2013 thông báo đã chính thức kiện cái gọi là "Đường lưỡi bò" của Trung Quốc tại một tòa án quốc tế về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), nhưng ngày 19-2-2013 Trung Quốc cũng đã bác bỏ đề xuất này của phía Philippines.

Câu trả lời cho những lần né tránh đó của phía Trung Quốc chính là vì nước này tự biết mình không có cơ sở pháp lý với những gì đã tuyên bố chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, cũng như với gần 80% diện tích biển Đông nằm trong "Đường lưỡi bò" mà họ muốn là của mình.

Tranh chấp Biển Đông: Vì sao Trung Quốc


Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ.

Mặc dù người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc luôn tuyên bố chứng cứ về "chủ quyền không thể chối cãi" và một số học giả Trung Quốc cố ngụy biện ra sử liệu, nhưng cũng chính họ tự biết rằng điều đó sẽ rất bất lợi khi đã ra trước tòa án phân xử của quốc tế.

Bởi không chỉ bản đồ cổ mà cả thư tịch của Trung Quốc tính cho đến cuối thế kỷ XIX và thậm chí cả những năm cuối thập kỷ đầu của thế kỷ XX đều phản ánh một thực tế hiển nhiên là vùng lãnh thổ, lãnh hải truyền thống của Trung Quốc chưa bao giờ vượt quá đảo Hải Nam. 

Các triều đại phong kiến Trung Quốc đều đưa vào trong bộ chính sử của mình như Hán thư, Đường thư, Tống sử, Nguyên sử, Minh sử và Hoàng triều thông điển (đời nhà Thanh) chương viết về địa lý và giới hạn cương vực của Trung Quốc, hoặc có sách riêng gọi là "Dư địa chí".

 ĐIỂM NÓNG

Tổng thống Obama nhận thư có chất độc chết người

Đã có sự tiến bộ lớn trong điều tra vụ nổ bom Boston

Các bộ sách này đều do quan chức hai viện Hàn lâm, Quốc sử quán triều đình biên soạn và được trình lên vua ngự lãm (phê duyệt). Có những bộ như Đại Minh nhất thống chí (Dư địa chí nước Đại Minh thống nhất) và Đại Thanh nhất thống chí (Dư địa chí nước Đại Thanh thống nhất) còn có lời tựa của nhà vua.

Những bộ địa chí này viết về đặc điểm địa lý Trung Quốc theo từng đơn vị hành chính, cho đến cấp huyện. Trong đó ghi chép rất tỷ mỉ về núi sông phủ Quỳnh Châu (đảo Hải Nam), cho đến cả gò nổi trên sông, khe động, hang núi ..., nhưng không có câu chữ nào ghi rằng biển Nam Trung Hoa với hai quần đảo "Thiên Lý Trường Sa", "Vạn Lý Thạch Đường" mà nay Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Giới hạn cực Nam lãnh thổ Trung Quốc trong các sách này là bờ biển Nhai Châu, đảo Hải Nam. Vào cuối đời nhà Thanh, điểm cực Nam còn được xác định chính xác tại tọa độ 18o13' Bắc (ngang Nghệ An - Hà Tĩnh nước ta). Trong khi đó, quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc tự gọi là Tây Sa) thì nằm ở 17o15' Bắc (ngang với Huế và Đà Nẵng).

Ngoài những cuốn địa chí chính thức trên, các sách địa chí thông thường do học giả soạn, như Thái bình hoàn vũ ký của Nhạc sử, Phương dư thăng lãm của Chúc Mục, Dư địa quảng ký của Âu Dương Mâu đời Tống; Lịch đại cương vực biểu của Hoàn Trường Cơ đời Minh; Thiên hạ quận quốc lợi bệnh thư của Cố Viên Vũ, Độc sử phương dư kỷ yếu của Cố Tổ Vũ, Quảng dư ký của Dương Bá Sinh (1808), Hoàng triều dư địa lược của Nghiêm Đức Chỉ (1834), Trung Quốc địa lý học giáo khoa thư của Đồ Ký đời Thanh cũng đều viết cực Nam lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam, chứ không bao gồm bất kỳ quần đảo nào ở biển Nam Trung Hoa cả.

Ngay cả Quỳnh Châu phủ chí (Địa chí phủ Quỳnh Châu, nay là tỉnh Hải Nam) do Minh Nghi soạn năm 1841 cũng chép về cương vực phủ này tương tự Quảng Đông thông chí: "Quỳnh Châu ở trong biển. Đông Tây cách nhau 970 dặm, Nam Bắc cách nhau 975 dặm. Từ Từ Văn (một huyện ở cực Nam bán đảo Lôi Châu) qua biển một nửa ngày có thể đến. Quỳnh là nơi đô hội, ở phía Bắc đảo. Đảm (châu) ở biên thùy phía Tây, Nhai (Châu) ở biên thùy phía Nam. Vạn (châu) ở biên thùy phía Đông. Đông Lê bao bọc bên trong. Muôn núi trập trùng. Bên ngoài biển cả bao quanh. Nơi xa tiếp giáp các đảo Di". 

Những trích dẫn trên cho thấy thư tịch của Trung Quốc không hề khẳng định "Thiên Lý Trường Sa" và "Vạn Lý Thạch Đường" là của nước này. Đã thế, còn có trường hợp xác định nó thuộc về nước ngoài (các đảo Di), hoặc nói rõ nó thuộc về Việt Nam, như cuốn Lĩnh Ngoại Đại Đáp của Châu Khứ Phi đời Nam Tống viết: "Vạn Lý Trường Sa (tức Hoàng Sa) tọa lạc tại Giao Chỉ Dương".

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Mỹ: Hàng loạt tiêm kích khủng ‘đắp chiếu’ vì… hết tiền mua xăng

Chuyên gia Nhật: Cam Ranh là khắc tinh của “đường lưỡi bò”

Nga muốn trở lại Cam Ranh để chặn Trung Quốc?

Thời nhà Thanh, nhà sư Thích Đại Sán quê ở huyện Cửu Giang, tỉnh Chiết Giang trong cuốn Hải ngoại kỷ sự (1695) thuật lại chuyến hải hành đến Thuận Hóa cũng ghi nhận chủ quyền của Đại Việt thể hiện ở việc Chúa Nguyễn "hằng năm sai thuyền đánh cá đi dọc theo bãi cát, lượm vàng bạc khí cụ của các thuyền hư tấp vào". Hoặc trong bộ Hải Quốc Đồ Ký, cuốn Hải Lục của Vương Bỉnh Nam (1820-1842) chép: "Vạn Lý Trường Sa là dải cát dài ngoài biển được dùng làm phên dậu che chắn mặt ngoài bờ cõi nước An Nam".

Hơn thế nữa, vào năm 1895 có tàu Bellona của Đức và năm sau 1896 chiếc tàu Imezi Maru của Nhật đều đắm ở gần quần đảo Hoàng Sa, bị những người đánh cá ở đảo Hải Nam cướp lấy hàng hóa rồi dùng thuyền buồm vận chuyển đến đảo Hải Nam bán lại cho các chủ tàu thuyền. Các công ty bảo hiểm của hai chiếc tàu này phản đối nhưng Thanh triều trả lời không chịu trách nhiệm, vì Hoàng Sa không phải là lãnh thổ của mình.

Rõ ràng, Trung Quốc chỉ có khẳng định suông chứ không dám đưa vấn đề ra phân xử tại tòa trọng tài quốc tế, chỉ vì một nỗi "Mở miệng mắc râu, mở bầu mắc quai".

PGS, TS Ngô Văn Minh
(Bài viết đăng trên website của huyện đảo Hoàng Sa, tiêu đề do Infonet đặt)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !