Trận chiến của bạch tuộc trong lòng đại dương
Với rất nhiều cánh tay, không có gì quá ngạc nhiên khi bạch tuộc là một trong những tay ném cừ khôi trong lòng đại dương. Chúng săn mồi và đôi khi nảy ra cuộc chiến với những con bạch tuộc khác.
Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu quan sát thấy loài bạch tuộc cephalopods nổi tiếng với bộ não tinh nhanh, cố tình ném cát, vỏ sò vào đối phương cùng loài.
Sự việc ghi lại toàn bộ bằng máy quay dưới nước ở ngoài khơi Vịnh Jervis trên bờ biển phía nam của New South Wales, Australia. Video ghi lại cho thấy dù bạch tuộc sử dụng cánh tay chống đỡ đường đạn và dùng tia nước phun ra để tấn công.
Bạch tuộc cephalopods có nguồn gốc từ các vùng biển ngoài khơi bờ biển Australia và New Zealand. Nó có màu nâu và mắt trắng, chủ yếu ăn động vật thân mềm nhưng cũng có trường hợp ăn đồng loại.
Sau khi kiểm tra đoạn phim dài 24 giờ ghi lại bằng máy ảnh cố định đặt dưới nước từ năm 2015 và 2016, các tác giả nghiên cứu đã xác định được 102 ví dụ về khoảng 10 con bạch tuộc nhặt vũ khí và ném vào đối phương. Thông thường, các vật thể bay xa tới vài độ dài cơ thể bạch tuộc.
David Scheel, giáo sư sinh vật biển tại Đại học Alaska Pacific, đồng tác giả nghiên cứu cho biết: "Đây là hành vi nổi bật, đáng chú ý của sinh vật dưới nước. Hành động ném ở dưới nước, ngay cả ở khoảng cách ngắn, cũng không dễ thực hiện".
Theo các chuyên gia, hành vi tấn công cùng loại bằng cách ném cát lẫn nhau như trong video là không bình thường trong thế giới động vật, chỉ một số loài động vật có vú, sống theo bầy đàn mới thường có hành động ném đồ vật vào nhau.
Bạch tuộc là loài cực kỳ khéo léo và có khả năng điều khiển các vật thể đa dạng. Ví dụ như loài bạch tuộc có gân thường thu thập vỏ dừa, xếp lại để xây dựng ngôi nhà di động. Nhưng bạch tuộc vốn không phải là sinh vật xã hội, chúng thường sống một mình và khi gặp những con bạch tuộc khác, chúng chiến đấu lẫn nhau, thậm chí ăn thịt.
Trong khu vực Vịnh Jervis, có rất nhiều con bạch tuộc sinh sống, thức ăn và nơi trú ẩn rất dồi dào. Tuy nhiên, ngoài những mảnh đất có môi trường sống thích hợp này, nguồn tài nguyên ở đây rất khan hiếm.
Điều này giải thích về sự gia tăng số lượng các cuộc chạm trán giữa bạch tuộc. Ném cát, vỏ sò là một cách để những sinh vật đơn độc này bảo vệ bản thân, tương tác với những bạch tuộc 'hàng xóm'.
Hoàng Dung (lược dịch)