TPHCM: Đề thi thử và đáp án môn Địa lý

Sáng 13/5, học sinh lớp 12 của TPHCM thi môn Địa lý trong kỳ thi thử THPT quốc gia do Sở GDĐT TPHCM tổ chức.
TPHCM: Đề thi thử và đáp án môn Địa lý - ảnh 1

Kết thúc ngày thi thứ 2 bằng môn Vật lý, nhiều học sinh cho rằng đề không khó. Mặc dù thi theo hình thức trắc nghiệm với 50 câu hỏi nhưng phần lớn học sinh đều làm được.

Ngọc Dung, học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai cho biết: “Đề thi thử này không khó hơn đề minh họa của Bộ GDĐT, em làm được hết các câu, so với đáp án của Sở thì đúng khoảng 90%”. Theo các học sinh, với đề thi này, học sinh trung bình đạt được 5-6 điểm không khó.

Infonet xin giới thiệu đề thi và đáp án môn Địa lý sáng 13/5

Đề thi môn Địa lí

Câu 1.(2,0 điểm)

            1. Chứng minh rằng Biển Đông giàu tài nguyên nhưng cũng lắm thiên tai.

            2. Phân tích tác động của dân số nước ta đối với tài nguyên, môi trường, sự phát triển kinh tế - xã hội và chất lượng cuộc sống.

Câu 2. (3,0 điểm)

            1. Trình bày và giải thich sự phân bố của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta.

            2. Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long, cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu nào? Tại sao?

Câu 3. (2,0 điểm)

            Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

            1. Nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

            2. Phân tích vai trò của quốc lộ 1 đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.

Câu 4. (3,0 điểm)

            Cho bảng số liệu sau:

            Cơ cấu sử dụng đất ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2005 (Đơn vị: %)

Cơ cấu sử dụng đất

Đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng số

100,0

100,0

Đất sản xuất nông nghiệp

51,2

63,4

Đất lâm nghiệp

8,3

8,8

Đất chuyên dùng

15,5

5,4

Đất ở

7,8

2,7

Đất chưa sử dụng

17,2

19,7

            1. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất của hai đồng bằng trên, năm 2005

            2. So sánh cơ cấu sử dụng đất của hai đồng bằng trên và giải thích nguyên nhân của sự khác nhau về cơ cấu sử dụng đất ở hai đồng bằng trên.

ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

1

1

Chứng minh rằng biển Đông giàu tài nguyên nhưng cũng lắm thiên tai.

a. Tài nguyên vùng biển

0.7

- Tài nguyên khoáng sản

0,50 đ

- Khoáng sản có trữ lượng lớn và có giá trị nhất là dầu khí (dẫn chứng)

- Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn ti tan, là nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp.

- Vùng ven biển nước ta thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng lại ít sông nhỏ đổ ra biển.

- Ven biển Nha Trang còn có cát thủy tinh là nguyên liệu quý cho sản xuất thuỷ tinh, pha lê.

- Tài nguyên hải sản

0,25 đ

+ Sinh vật biển Đông tiêu biểu cho sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần loài. Cho năng suất sinh học cao, nhất là ven bờ.

+ Trong biển Đông có trên 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy.

+ Ven các đảo nhất là 2 quần đảo lớn ( Hoàng Sa và Trường Sa) còn có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.

b. Thiên tai.

0.2

- Bão: mỗi năm trung bình có 3-4 cơn bão qua biển Đông trực tiếp đổ vào nước ta và là hiện tượng thiên tai bất thường, khó phòng tránh, làm thiệt hại nặng nề về người và tài sản, nhất là với dân cư vùng ven biển nước ta.

- Sạt lở bờ biển: nhất là dải bờ biển Trung Bộ.

- Hiện tượng cát bay cát chảy, lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang mạc hóa đất đai ở ven biển miền Trung.

2

Phân tích tác động của dân số nước ta đối với tài nguyên, môi trường, sự phát triển kinh tế - xã hội và chất lượng cuộc sống.

1,0 đ

- Sức ép đối với tài nguyên

0,5 đ

+ dân số đông và tăng nhanh tác động trực tiếp đến tài nguyên của nước ta

làm bình quân đất tự nhiên/người giảm dần, việc sử dụng triệt để đã làm tài nguyên đất bị suy thoái.

Tài nguyên rừng bị suy thoái mạnh, tài nguyên khoáng sản đang bị cạn kiệt, tài nguyên sinh vật bị suy giảm, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng…

+ Môi trường nước và không khí nhiều nơi đang trong tình trạng ô nhiễm.

- Sức ép đối với phát triển kinh tế - xã hội

0,25 đ

+ Dân số tăng nhanh đòi hỏi nền kinh tế phải phát triển với tốc độ cao mới đáp ứng được nhu cầu của nhân dân

+ Gây cản trở cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu sử dụng lao động

+ gây khó khăn cho giải quyết nhà ở, vấn đề việc làm và các vấn đề xã hội khác

- Sức ép lên chất lượng cuộc sống

0,25 đ

+ GDP/người thấp

+ gây sức ép cho y tế, giáo dục

+ việc cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao tuổi thọ… gặp nhiều khó khăn

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

2

1

Trình bày và giải thich sự phân bố của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta.

1,25 đ

Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm bao gồm các phân ngành: chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến thuỷ hải sản

0,25 đ

- Phân bố ngành công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt

0,50 đ

+ Ngành công nghiệp xay xát phân bố gắn liền nguồn nguyên liệu hoặc các đô thị đông dân: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Ngành công nghiệp đường mía phân bố gắn với vùng nguyên liệu : Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ

+ Ngành công nghiệp chế biến chè phân bố gắn với vùng nguyên liệu : Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên …

+ Ngành công nghiệp chế biến cà phê phân bố ở các vùng nguyên liệu: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ

+ Ngành công nghiệp rượu, bia, nước ngọt thường phân bố ở những nơi có thị trường tiêu thụ : đô thị, thành phố (dẫn chứng)

- Phân bố ngành công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi

0,25 đ

+ Ngành công nghiệp chế biến sữa và sản phẩm từ sữa thường được phân bố ở những nơi có nguyên liệu hoặc có thị trường như các đô thị lớn và các địa phương chăn nuôi bò sữa.

+ Ngành chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt phân bố ở những nơi có thị trường tiêu thụ rộng lớn: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

- Phân bố ngành công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản

0,25 đ

+ Ngành công nghiệp chế biến nước mắm phân bố ở những nơi có nguồn cá phong phú: Cát Hải (Hải Phòng), Phan Thiết (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang)

+ Ngành công nghiệp chế biến tôm, cá phân bố ở những nơi có nguồn nguyên liệu phong phú: Đồng bằng sông Cửu Long…

2

Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long, cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu nào? Tại sao?

1,75 đ

- Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long. Việc sử dụng hợp lí đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn cần có có nước để thau chua rửa mặn trong mùa khô kết hợp với việc tạo ra các giống lúa chịu phèn, chịu mặn …

1,25 đ

- Cần phải duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng… Rừng là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo sự cân bằng sinh thái, cần được bảo vệ và phát triển trong mọi dự án khai thác.

- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Nhằm phá thế độc canh, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản và phát triển công nghiệp chế biến.

- Đối với vùng biển, hướng chính trong việc khai thác kinh tế là kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo nên một thế kinh tế liên hoàn.

- Chủ động sống chung với lũ đồng thời khai thác các nguồn lợi kinh tế do lũ hàng năm mang lại

Bởi vì

0,50 đ

- Vị trí quan trọng đối với chiến lược phát triển kinh tế của nước ta, là vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm hàng đầu của cả nước

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

- Đất đai là tài nguyên quan trọng của đồng bằng, khoảng 60% diện tích là đất phèn, đất mặn

- Có mùa khô kéo dài, thiếu nước ngọt nghiêm trọng, mùa lũ gây ngập trên diện rộng

- vùng nghèo tài nguyên khoáng sản

- Việc đưa ra các biện pháp cải tạo tự nhiên góp phần sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên của vùng.

3

1

Nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ

1,0 đ

- Bắc Trung Bộ và Duyên hài Nam Trung Bộ : có mức tập trung công nghiệp rải rác, các trung tâm công nghiệp trong vùng có quy mô trung bình và nhỏ.

0,25 đ

- Bắc Trung Bộ có

0,25 đ

+ Các trung tâm công nghiệp : Thanh Hoá, Tỉnh Gia, Vinh

+ Một số điểm công nghiệp: Quỳnh Lưu, Hà Tĩnh, Đồng Hới, Huế

+ Trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất: Thanh Hoá

- Duyên hải Nam Trung Bộ

0,25 đ

+ Các trung tâm công nghiệp : Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang…

+ Một số điểm công nghiệp : Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Tuy Hoà, Diên Khánh, Phan Rang, Phan Thiết

+ Trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất là Đà Nẵng

- Hầu hết các trung tâm công nghiệp và các điểm công nghiệp của cả hai vùng đều phân bố ở phía đông, dọc theo quốc lộ 1 và đường sắt Thống Nhất, các cảng biển

0,25 đ

2

Phân tích vai trò của quốc lộ 1 đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.

1,0 đ

- Lãnh thổ nước ta kéo dài từ Bắc xuống Nam, quốc lộ 1 chạy dọc theo chiều dài đất nước, cùng với tuyến đường sắt Thống Nhất tạo nên tuyến đường xương sống của nước ta.

0,25 đ

- Là tuyến đường huyết mạch của cả nước, có khả năng kết hợp với nhiều tuyến đường khác và nhiều loại hình giao thông vận tải khác nhau (đường sắt, đường biển, hàng không… )

0,25 đ

- Tuyến đường chạy qua nhiều tỉnh, thành phố của nước ta; chạy qua 6 trên 7 vùng kinh tế (trừ Tây Nguyên), nối nhiều trung tâm công nghiệp, nhiều đô thị của cả nước.

0,25 đ

- Có khối lượng vận chuyển và luân chuyển lớn nhất trong các tuyến quốc lộ ở nước ta.

0,25 đ

4

1

Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất của hai đồng bằng trên, năm 2005

2,0 đ

- Vẽ 2 biểu đổ tròn đúng, đẹp, chính xác

2,0 đ

- Vẽ sai rẻ quạt : -0,25 điểm rẽ quạt sai , nhưng tổng điểm trừ tối đa là 1,0 điểm/biểu đồ tròn

- Thiếu yếu tố biểu đồ : -0,25 điểm/yếu tố sai, thiếu sót

Lưu ý: điểm trừ sai thiếu của từng biểu đồ tròn tối đa là 1,0 điểm/biểu đồ

2

So sánh cơ cấu sử dụng đất của hai đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long và giải thích nguyên nhân của sự khác nhau về cơ cấu sử dụng đất ở hai đồng bằng trên

1,0 đ

- Giống nhau:

+ Tỉ trọng diện tích đất nông nghiệp trên 50%;

+ Tỉ lệ đất lâm nghiệp xấp xỉ bằng nhau

0,25 đ

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

4

2

- Khác nhau và giải thích nguyên nhân

+ Đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng lớn hơn Đồng bằng sông Hồng (dẫn chứng)

0,25 đ

+ Giải thích : Cả hai vùng đều là đồng bằng châu thổ do các hệ thống sông lớn bồi đắp, tỉ trọng diện tích đất nông nghiệp lớn, nhưng diện tích đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn, diện tích đất dành cho nông nghiệp còn lớn

+ Đất chuyên dùng và đất thổ cư Đồng bằng sông Hồng có tỉ trọng lớn hơn Đồng bằng sông Cửu Long (dẫn chứng)

0,25 đ

+ Giải thích : Đồng bằng sông Hồng mật độ dân cư đông đúc hơn, các ngành kinh tế công nghiệp và dịch vụ phát triển hơn, có dải đô thị dày đặc hơn Đồng bằng sông Cửu Long nên tỉ trọng đất chuyên dùng và đất thổ cư ở Đồng bằng sông Hồng lớn hơn

+ Đất chưa sử dụng Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng lớn hơn Đồng bằng sông Hồng (dẫn chứng)

0,25 đ

+ Giải thích : Đất chưa sử dụng ở Đồng bằng sông Hồng chủ yếu là đất đồi núi rìa phía bắc, tây bắc, tây nam đồng bằng. Đất chưa sử dụng ở đồng bằng sông Cửu Long liên quan đến đất phèn và đất mặn (chiếm 60% diện tích đồng bằng) nên tỉ trọng đất chưa sử dụng ở đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn.

Lưu ý: Thí sinh có thể làm phần khác nhau trước, phần giải thích sau, nếu đúng vẫn đạt điểm tối đa


Bạch Dương

Giao lưu văn hóa sưu tập tem nhân dịp kỷ niệm Ngày sinh Bác Hồ

Chương trình Giao lưu văn hóa sưu tập tem sẽ giúp học sinh Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) thêm yêu quê hương đất nước, góp phần phát triển phong trào sưu tập tem trong trường học.

Nữ sinh Trường Newton và hành trình giành học bổng toàn phần đại học top đầu thế giới

Tháng Tư luôn là giai đoạn sôi động nhất của việc apply học bổng của các học sinh có khát vọng tìm kiếm những môi trường giáo dục lý tưởng trên phạm vi toàn cầu.

Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp

Vừa qua, Trường THCS- THPT Newton đã tổ chức hội thảo “Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp”.

Tuyển sinh 2022: Thí sinh trúng tuyển đại học xác nhận nhập học từ hôm nay

Từ hôm nay (18/9), Bộ GD&ĐT sẽ mở hệ thống để thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến; hạn cuối xác nhận nhập học là 17h ngày 30/9/2022.

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh triển khai phương án phòng, chống virut Corona

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh vừa ban hành văn bản số 132/SGDĐT-CTTT gửi Trưởng phòng GD-ĐT các huyện, thị, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở; Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện về việc triển khai phòng, chống dịch bệnh do virut Corona gây ra.

Hải Phòng: Nhiều trường học "nhắc nhở" phụ huynh phòng chống vi rút Corona

Trong ngày 30, 31/1, nhiều trường học tại thành phố Hải Phòng đã có thông báo gửi đến phụ huynh, học sinh về việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona.

Dọn phòng, bố ngỡ ngàng phát hiện Bộ luật “phải tuân chỉ” của con trai lớp 5

Một học sinh lớp 5 (ở Thanh Hóa) đã tự đề ra bộ luật 21 điều “phải tuân chỉ” riêng cho bản thân khiến cha mẹ vô cùng ngỡ ngàng.

Diễn biến mới nhất vụ hàng chục học sinh ở Đắk Lắk mang "hàng nóng" đi hỗn chiến

Vụ hàng chục học sinh tham gia chuẩn bị đánh nhau tại Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk đang khiến dư luận hết sức quan tâm. Tuy nhiên, các số liệu của nhà trường cung cấp cho báo chí và cơ quan chức năng đã "vênh" nhau một cách khó hiểu.

"Đề thi học sinh giỏi Văn lớp 9 của Hà Nội đưa ra yêu cầu hoàn toàn phi lí"

Đó là chia sẻ của TS. Trịnh Thu Tuyết – nguyên giáo viên trườn THPT Chu Văn An (Hà Nội) về đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 9 của Hà Nội.

Xã hội càng "trí tuệ nhân tạo" sẽ càng cần "nhân văn số"

Ở Việt Nam, rô-bốt đã làm thay chức năng của nhân viên trong thư viện. Như vậy, để thấy viễn cảnh rô-bốt thay thế hoàn toàn con người trong một số lĩnh vực kỹ thuật không còn xa nữa. Nhưng nói như vậy, không có nghĩa là rô-bốt có thể thay thế mọi lĩnh vực...

Đang cập nhật dữ liệu !