TP.HCM tập trung nguồn lực cho 3 động lực tăng trưởng

TP.HCM tập trung chỉ đạo ba động lực tăng trưởng có kết quả ảnh hưởng mạnh tới sự phát triển kinh tế - xã hội gồm dịch vụ tiêu dùng; đầu tư công; hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa.

Năm 2022, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) TP.HCM ước tăng hơn 9% (năm 2021 giảm 6,78%) và vượt kế hoạch đề ra. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 17,3% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp ước đạt 49,5 tỷ đô la Mỹ, tăng 10,3% so với cùng kỳ; tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 66,2 tỷ đô la Mỹ, tăng 10%. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt kết quả khả quan, ước đạt 457,5 nghìn tỷ đồng, vượt 18,4% dự toán được giao và tăng 17,05% so với cùng kỳ.

Xây dựng TP.HCM trở thành hình mẫu đổi mới, sáng tạo về ứng dụng khoa học công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo.

An sinh xã hội và công tác đền ơn đáp nghĩa tiếp tục được quan tâm thực hiện tốt, bảo đảm chăm lo đời sống người dân, góp phần vào kết quả chung của đất nước. Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục đẩy mạnh. Quốc phòng - an ninh được đảm bảo, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Tại buổi làm việc với lãnh đạo TP.HCM mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao sự nỗ lực rất lớn và quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức đạt được nhiều kết quả, thành tựu toàn diện trong quá trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau hậu quả của đại dịch COVID-19, tiếp tục khẳng định vai trò là địa bàn chiến lược, là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo lớn nhất của vùng và cả nước. Sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố có ý nghĩa quan trọng, tạo sức lan tỏa và động lực cho sự phát triển của cả Vùng Đông Nam Bộ cũng như miền Nam và cả nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đó, vẫn còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn: tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 đạt thấp, chưa thực sự tạo động lực dẫn dắt, thúc đẩy kích cầu đầu tư xã hội; kết cấu hạ tầng đô thị chưa đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; tỷ lệ tiêm vaccine cho người dân và trẻ em độ tuổi từ 5 đến 12 còn thấp.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong thời gian tới thành phố không chủ quan, thỏa mãn, tập trung phát huy những thành quả đã đạt được; tích cực hơn nữa trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai nhiệm vụ. Theo đó, tập trung rà soát các nhiệm vụ, dự án: chỉ đạo đẩy tiến độ quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo kế hoạch; điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060; quy hoạch chung thành phố Thủ Đức; triển khai quyết liệt các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022, hoàn thành Kế hoạch đầu tư công năm 2022; tập trung chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn các dự án trọng điểm: tuyến đường sắt đô thị số 1, Bến Thành - Suối Tiên; tuyến đường sắt đô thị số 2, Bến Thành - Tham Lương; đường Vành đai 3 địa bàn TP.HCM; đường nối đường Trần Quốc Hoàn - đường Cộng Hòa, kết nối nhà ga T3; đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.

Tiếp tục ưu tiên thực hiện nghiêm túc, hiệu quả nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố; phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và địa phương các cấp của thành phố tập trung tổ chức thực hiện tiêm vaccine COVID-19, đặc biệt đối tượng trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.

TP.HCM cần phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan rà soát, nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để đề xuất cơ chế, chính sách trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14 về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, trình Quốc hội ban hành.

Tập trung chỉ đạo ba động lực tăng trưởng có kết quả ảnh hưởng mạnh tới sự phát triển kinh tế - xã hội gồm dịch vụ tiêu dùng; đầu tư công; hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa. Đồng thời, xây dựng TP.HCM trở thành hình mẫu đổi mới, sáng tạo về ứng dụng khoa học công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo; là đầu tàu, hình mẫu của cải cách, đổi mới và phát triển của cả nước; trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao mang tầm khu vực, quốc tế; xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh, chuyển đổi xanh, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường. Đa dạng hóa sản phẩm, chuỗi cung ứng, đa dạng thị trường; kinh tế tuần hoàn, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thành phố cũng cần thực hiện tốt chính sách người có công, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; chăm lo đời sống người dân, hộ gia đình chính sách, khó khăn, người có công với cách mạng; thúc đẩy nhanh xây dựng nhà ở xã hội, thực hiện chính sách hỗ trợ nhà cho người lao động. Chú trọng hơn nữa và quan tâm phát triển văn hóa, xã hội xứng tầm với vị trí chính trị, kinh tế của thành phố; phát triển văn hóa gắn với du lịch và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Tiến Quang

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

3 phương án với Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2013/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu đang được Bộ Công thương lấy ý kiến của nhân dân và nhận được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp.

Phát triển hiệu quả, bền vững ngành Dệt may và Da giầy Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1643/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035”.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án đường bộ cao tốc quan trọng quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 1250/CĐ-TTg ngày 29/12/2022 chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đường bộ cao tốc quan trọng quốc gia, trọng điểm.

Xuất khẩu của Việt Nam 2022: Nhiều con số ấn tượng

Trong bối cảnh nhu cầu hàng hóa toàn cầu đang chậm lại thì những con số về xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam là rất ấn tượng.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, kích cầu tiêu dùng

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, hay còn gọi OCOP đang dần khẳng định được chỗ đứng trên bản đồ sản phẩm OCOP Việt Nam, từng bước lan tỏa thị trường quốc tế.

Ngành chăn nuôi gặp khó khi chi phí đầu vào tăng cao

Từ đầu năm 2022 đến nay, chi phí đầu vào sản xuất của ngành chăn nuôi tăng cao, nhưng giá sản phẩm trên thị trường lên, xuống bấp bênh.

Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021 - 2030: Ưu tiên bảo đảm cấp nước cho sinh hoạt

Ngày 27/12, Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn

Đến năm 2030 phấn đấu xóa bỏ 100% phòng học nhờ, phòng học tạm; xây mới trường học theo dự báo quy hoạch mạng lưới trường lớp mầm non của các địa phương…

Đang cập nhật dữ liệu !