Ngành chăn nuôi gặp khó khi chi phí đầu vào tăng cao

Từ đầu năm 2022 đến nay, chi phí đầu vào sản xuất của ngành chăn nuôi tăng cao, nhưng giá sản phẩm trên thị trường lên, xuống bấp bênh.

Từ đầu năm 2022 đến nay, chi phí đầu vào sản xuất của ngành chăn nuôi tăng cao, nhưng giá sản phẩm trên thị trường lên xuống bấp bênh. Đơn cử như ngay thời điểm này, giá thịt lợn hơi giảm khiến nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đối mặt với nguy cơ thua lỗ.

Chi phí đầu vào sản xuất của ngành chăn nuôi tăng cao, nhưng giá sản phẩm trên thị trường lên xuống bấp bênh.

Đáng nói, nhiều hộ chăn nuôi tái đàn lợn từ tháng 6/2022 để tiêu thụ trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 nhưng thời điểm này đang trong tâm trạng thấp thỏm, bởi nếu giá lợn hơi không tăng trong những ngày tới thì một chu kỳ thua lỗ mới sẽ bắt đầu.

Chủ một trang trại ở huyện Quốc Oai, Hà Nội cho biết, với giá bán thịt lợn hơi như hiện nay là hơn 50.000 đồng/kg thì các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thua lỗ 7.000 - 8.000 đồng/kg. Dự báo giá thức ăn chăn nuôi còn tiếp tục tăng trong thời gian tới do giá nguyên liệu đầu vào trên thế giới tăng cao, khiến người chăn nuôi càng thêm lo lắng.

Năm 2022, ngành nông nghiệp nói chung, ngành chăn nuôi nói riêng chịu tác động của việc đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu do dịch COVID-9 và giá nguyên liệu, chi phí logistics tăng cao ảnh hưởng trực tiếp hoạt động xuất nhập khẩu, tiêu thụ nông lâm thủy sản, trong đó có sản phẩm chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. 

Nhìn nhận những thách thức trên, trong năm 2022, Cục Chăn nuôi đã tổ chức đẩy mạnh nhiều hoạt động khơi thông thị trường. Đối với chăn nuôi gia cầm, Cục phối hợp, hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp rà soát, ổn định quy mô đàn gia cầm phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, tránh tình trạng mất cân đối cung cầu ảnh hưởng đến thị trường, giá sản phẩm gia cầm và thu nhập của người chăn nuôi.

Ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) thừa nhận, thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi còn nhiều bất cập trong việc kết nối giữa sản xuất và thị trường, hiện khâu trung gian có nhiều lợi nhuận nhất - đây là bất cập cần phải giải quyết. Về sản xuất thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu đầu vào như ngô, khô dầu đậu tương trong nước mới chỉ đáp ứng từ 30% đến 35%. Cục Chăn nuôi phối hợp với các đơn vị trong Bộ và liên kết với một số Tập đoàn triển khai mô hình liên kết sản xuất thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Bên cạnh đó, Cục cũng làm việc với một số địa phương có lợi thế khác để phát triển nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, từng bước chủ động nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu.

Nhờ đó, trong bối cảnh nhiều khó khăn, ngành chăn nuôi tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, đến nay, tổng đàn lợn của cả nước khoảng 28,6 triệu con, tăng 3,2%; đàn gia cầm khoảng 531 triệu con, tăng 1,4%; đàn bò khoảng 6,53 triệu con, tăng 1,9%. Sản lượng thịt hơi khoảng 7,05 triệu tấn, tăng 4,8%...

Nhận định về chăn nuôi năm 2023, Cục Chăn nuôi cũng đánh giá dự báo dịch COVID-19 sẽ còn diễn biến phức tạp trong năm 2023, việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do dịch COVID-19 trong năm 2022 tác động kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và thị trường sản phẩm chăn nuôi.

Ngoài ra, vấn đề toàn cầu hóa về thị trường, việc hội nhập sâu rộng của Việt Nam với thế giới (16 FTA đã được ký kết, Việt Nam đang đàm phán 4 FTA và 01 FTA đang được tham vấn tiến tới đàm phán là VN-UAE FTA) đem tới nhiều cơ hội, nhưng cũng phải đối mặt với việc ngày càng gia tăng áp lực về thị trường cho các sản phẩm chăn nuôi trong nước. Cạnh tranh ngày càng lớn về giá, về chất lượng, đa dạng sản phẩm trước bối cảnh sản phẩm chăn nuôi của Mỹ và châu Âu xuất vào thị trường Việt Nam.

Tại Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2023 của Cục Chăn nuôi ngày 28/12, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến yêu cầu ngành chăn nuôi phải nhìn thẳng vào những điểm nghẽn phát triển như chế biến sâu chưa nhiều, khâu trung gian vẫn chiếm lợi nhuận cao, thức ăn chăn nuôi phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu… Đồng thời, để đẩy mạnh chế biến sâu, ngành chăn nuôi cần cải thiện môi trường đầu tư, thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, phát triển ngành chăn nuôi trong tình hình mới. Quan trọng nhất là xúc tiến thương mại, thúc đẩy thị trường, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp đủ năng lực làm theo chuỗi tuần hoàn, kinh tế xanh.

Ngọc Yến

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

3 phương án với Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2013/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu đang được Bộ Công thương lấy ý kiến của nhân dân và nhận được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp.

Phát triển hiệu quả, bền vững ngành Dệt may và Da giầy Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1643/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035”.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án đường bộ cao tốc quan trọng quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 1250/CĐ-TTg ngày 29/12/2022 chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đường bộ cao tốc quan trọng quốc gia, trọng điểm.

Xuất khẩu của Việt Nam 2022: Nhiều con số ấn tượng

Trong bối cảnh nhu cầu hàng hóa toàn cầu đang chậm lại thì những con số về xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam là rất ấn tượng.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, kích cầu tiêu dùng

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, hay còn gọi OCOP đang dần khẳng định được chỗ đứng trên bản đồ sản phẩm OCOP Việt Nam, từng bước lan tỏa thị trường quốc tế.

Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021 - 2030: Ưu tiên bảo đảm cấp nước cho sinh hoạt

Ngày 27/12, Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn

Đến năm 2030 phấn đấu xóa bỏ 100% phòng học nhờ, phòng học tạm; xây mới trường học theo dự báo quy hoạch mạng lưới trường lớp mầm non của các địa phương…

Phát huy tiềm năng, lợi thế vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

Phát triển vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ thành vùng phát triển năng động, nhanh và bền vững, mạnh về kinh tế biển.

Đang cập nhật dữ liệu !