Tổng cục Quản lý thị trường báo cáo kết quả xác minh vụ Asanzo

Liên quan đến việc Asanzo bị cáo buộc bán hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã có báo cáo gửi Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia về việc kết quả làm việc, xác minh thông tin.

Tổng Cục Quản lý thị trường cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo của Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia về việc kiểm tra, xác minh làm rõ thông tin phản ánh về hoạt động nhập khẩu, kinh doanh của các công ty thuộc Tập đoàn điện tử Asanzo Việt Nam có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Tổng cục Quản lý thị trường giao Cục Quản lý thị trường TP.HCM phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng Hải quan TP.HCM cung cấp thông tin liên quan đến Asanzo để thực hiện công tác thẩm tra, xác minh thông tin.

Asanzo bị cáo buộc gian lận xuất xứ hàng hóa

Đoàn công tác phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ gồm Vụ Khoa học và Công nghệ, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Công nghiệp, Cục Phòng vệ thương mại.

Bước đầu kết quả như sau: Chi nhánh Công ty TNHH KDDI Việt Nam tại TP.HCM không tra cứu được thông tin doanh nghiệp.

Có 3 doanh nghiệp đang hoạt động, có địa chỉ trụ sở không thuộc địa bàn TP.HCM là Công ty TNHH Poylink, địa chỉ tại xã Thuận An (Bình Dương); Công ty cổ phần Đầu tư Công nghệ Điện tử Asanzo, địa chỉ ở Khu công nghiệp Tân Kim, Ấp Tân Phước (Long An); Công ty TNHH Lotte Global Logistics Việt Nam, địa chỉ ở Khu công nghiệp Long Hậu (Long An).

Cơ quan Quản lý thị trường cũng xác minh 7 doanh nghiệp theo danh sách cung cấp từ Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM và 23 doanh nghiệp theo danh sách cung cấp của Cục Hải quan TP.HCM.

Đáng chú ý, trong số những doanh nghiệp này, có một số doanh nghiệp không hoạt động, địa chỉ không có thực, không có công ty hoạt động, một số hoạt động nhưng thường xuyên đóng cửa và chuyển đi lúc nào không hay…

Chẳng hạn, Công ty TNHH Đầu tư Sản xuất Phương Nguyên Asanzo, từ đầu 2019 đến nay công ty này vẫn hoạt động bình thường nhưng chỉ có 1 nhân viên trong trụ sở làm việc, chưa phát hiện có chứa trữ hàng hóa vì toàn bộ trụ sở được che rèm kín, không nhìn được vào bên trong. Tại thời điểm thẩm tra, xác minh chưa phát hiện được dấu hiệu vi phạm vì qua thông tin của báo chí nên Công ty CP Tập đoàn Asanzo đã tăng cường lực lượng bảo vệ rất đông tại kho xưởng sản xuất, thấy người lạ mặt ở gần cổng là có bảo vệ theo sát để theo dõi.

Công ty TNHH SXTM Đầu tư Văn Đoàn, không có địa chỉ thực tại 169/15 đường Nguyễn Đức Cảnh, Tân Phong, Quận 7 và không có công ty này hoạt trên địa bàn Quận 7.

Công ty TNHH Đầu tư thương mại XNK Gia Bảo, tại địa chỉ 162/13/12 đường TTN08, khu phố 6, phường Tân Thới Nhất, quận 12 là nhà ở riêng lẻ nên không có hoạt động sản xuất, chứa trữ, kinh doanh.

Công ty TNHH Đầu tư phát triển Hưng Thịnh do ông Nguyễn Chí Thanh làm giám đốc đã không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng lý tại xã Trung Chánh, huyện Hóc Môn từ tháng 4/2018. Công ty đã tạm ngừng kinh doanh từ 12/9/2018 - 11/9/2019. Công ty đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất linh kiện điện tử. Qua kết quả xác minh, công ty không có hoạt động sản xuất linh kiện điện tử tại địa chỉ đăng ký nên có thể là hoạt động tại một địa chỉ nào khác do có kê khai thuế giá trị gia tăng và quyết toán thuế với huyện Hóc Môn.

Công ty TNHH Điện lạnh Asanzo, theo thông tin do ông Nguyễn Trường Giang là chủ sở hữu của căn nhà tại số 46/4D2 đường Trung Đông 13, tổ 91, ấp Trung Đông 2, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn cung cấp, ông Giang có cho công ty mượn một phần căn nhà để mở văn phòng nhưng từ khi mượn cho đến nay, công ty TNHH Điện lạnh Asanzo chỉ có treo biển hiệu, không có hoạt động sản xuất, chứa trữ, kinh doanh hàng hóa và không có bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào được lưu trữ tại địa chỉ này...

Mới đây, Bộ Công an gửi văn bản đề xuất Ban chỉ đạo 389 quốc gia đôn đốc các bộ, ngành phối hợp cung cấp hồ sơ tài liệu có liên quan đến vụ việc Asanzo.

Theo Bộ công an, nếu có dấu hiệu của tội phạm, Ban chỉ đạo 389 quốc gia cần khẩn trương kết luận và chuyển hồ sơ cho cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an để điều tra theo thẩm quyền.

Sau đó, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia đã có công văn hỏa tốc gửi các bộ, ngành yêu cầu phối hợp cung cấp thông tin và báo cáo kết quả xác minh liên quan đến Asanzo.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo mới đây đã ra thông báo tạm dừng mọi hoạt động từ ngày 30/8. Doanh nghiệp này cho biết công ty đã kiệt quệ, không còn đủ khả năng tài chính để kéo dài hoạt động.

Diệu Thùy

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.