Tòa án Quốc tế sẽ coi "đường lưỡi bò” của TQ là vô giá trị?

Hôm 9/3, tờ Manila Live Wire của Philippines đưa tin, Tòa án Trọng tài (PCA) tại The Hague, Hà Lan sẽ ra kết luận sơ bộ đường “9 đoạn” mà Trung Quốc tự vẽ ra là vô giá trị.

Kết luận này sẽ có vai trò vô cùng quan trọng, cung cấp cho các nước láng giềng Trung Quốc một nền tảng pháp lý quan trọng trước những hành động hung hăng của Trung Quốc trên các đảo, rạn san hô và các vùng nước lân cận đang có tranh chấp trên Biển Đông.

Tòa án Quốc tế sẽ coi

Tòa án Quốc tế được thiết lập tại Hội nghị Hague năm 1899 để giải quyết tranh chấp quốc tế bằng hòa bình. Trong hình là 5 thẩm phán thụ lý vụ Philippines kiện Trung Quốc.

Kết luận này một khi được ban hành cũng sẽ biến những động thái của Trung Quốc trong các tranh chấp với láng giềng ở Biển Đông là bất hợp pháp.

Nếu Trung Quốc không tuân thủ phán quyết này, danh tiếng của Bắc Kinh trong khu vực và trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bằng việc phớt lờ phán quyết, Trung Quốc sẽ tự "bôi nhọ" lời hứa hẹn “trỗi dậy một cách hòa bình”. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế của Trung Quốc mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh mà Trung Quốc đang muốn gây dựng là một cường quốc có trách nhiệm.

Chưa kể đến việc cộng đồng người Trung Quốc trên khắp thế giới sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu Bắc Kinh tiếp tục hành động như một quốc gia hiếu chiến khi Tòa án Quốc tế của Liên Hợp Quốc đã tuyên bố rằng hành động của Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế.

Phán quyết của Tòa án Quốc tế về việc đường “9 đoạn” vô nghĩa cũng có nghĩa rằng giờ đây các nước láng giềng đã có cơ sở pháp lý rõ ràng để đối đầu với những hành động hung hăng của Trung Quốc khi theo đuổi và bảo vệ các lợi ích chính đáng của mình ở Biển Đông. Phán quyết cũng đã giúp vạch ra cách thức các nước trong khu vực tiến hành các hoạt động thương mại ở vùng biển rộng lớn và quan trọng này.

Theo tờ The Diplomat, phía Trung Quốc đã ra thông báo phản đối và không công nhận "quyền tài phán" của Tòa án này trong việc đưa ra phân xử đối với các tranh chấp về chủ quyền giữa Philippines và Biển Đông. 

Hôm 16/3, Philippines đã tiếp tục đệ trình lên Tòa án bộ hồ sơ gồm hơn 3.000 trang tài liệu để chứng minh rằng những tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng Biển Đông (mà Manila gọi là biển Tây Philippines) là phi pháp.

Bắc Kinh vẫn kiên quyết từ chối tham gia vào vụ kiện đồng thời tuyên bố Tòa án trọng tài này không có thẩm quyền để thụ lý vụ kiện nên các phán quyết của họ là "không có giá trị". Phía Trung Quốc một lần nữa cho rằng "đường 9 đoạn" của họ là "phù hợp" với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS).

Theo kế hoạch, phía Bắc Kinh sẽ có thời gian để phản bác những bằng chứng mới này của Philippines và dự kiến, phán quyết cuối cùng sẽ được Tòa án The Hague đưa ra vào tháng 3/2016.

Bài viết được thực hiện dựa vào nguồn thông tin từ tờ Manila Live Wire, một trang tin tức ra đời ngày 25/5/2014 thuộc sở hữu của tập đoàn truyền thông Manila Livewire Digital Media Group của Philippines và  tờ The Diplomat, một tạp chí chính trị xã hội có trụ sở ở Tokyo (Nhật Bản), chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

PHẠM KHÁNH (Lược dịch)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !