Tỉnh Khánh Hoà đẩy mạnh thu gom, xử lý rác thải vùng ven biển

Các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hoà cho hay những tháng cuối năm, khi vào mùa mưa lũ, rác thải từ các vùng ven ra biển tăng cao nên phải tăng cường thu gom, xử lý.

Theo Ban Quản lý vịnh Nha Trang, từ tháng 9 đến tháng 12 hằng năm, khi bước vào mùa mưa lũ cũng là lúc rác thải từ các vùng ven đổ ra biển nhiều hơn. Chính quyền địa phương và các đoàn thể trong tỉnh cũng tăng cường tuyên truyền để người dân thu gom và đổ rác đúng nơi quy định, đồng thời phát động các chiến dịch làm sạch bờ biển các vịnh Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh và các đảo.

Trong đó, rác thải trên vịnh Nha Trang chủ yếu từ hoạt động nuôi trồng thủy sản và ở vùng ven, nhất là khu vực sông Cái và sông Quán Trường. Khu vực cồn Nhất Trí ở cửa sông Cái, phường Vĩnh Phước, có mật độ dân cư rất đông nhưng các phương tiện không thể vào thu gom rác thải, do đường chật hẹp. Trong khi đó, nhiều người dân ở đây làm nghề đi biển có thói quen vứt rác xuống sông Cái, khi có mưa lũ rác trôi ra biển.

Nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác thu gom, xử lý rác thải, Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Nha Trang đã đầu tư 2 tàu vớt rác trên sông Cái và sông Quán Trường. Bình quân đơn vị này thu gom khoảng 240kg rác thải/ngày ở mỗi khu vực sông.

Đối với khoảng 4,5 tấn rác thải/ngày của 172 hộ nuôi trồng thủy sản trên vịnh Nha Trang, phần lớn lượng rác này đã được thu gom, do các hộ tuân thủ giao rác cho đơn vị chức năng. Công tác thu gom, xử lý rác thải ở một số địa phương gặp khó khăn bởi kinh phí eo hẹp.

Trước thực trạng lượng rác thải ra biển những tháng cuối năm tăng cao, tỉnh Khánh Hoà đã triển khai các biện pháp thu gom, xử lý. (Ảnh: TTXVN)

Theo ông Nguyễn Ân, Chủ tịch UBND xã đảo Cam Bình, địa phương đang được đầu tư xây dựng lò đốt rác với kinh phí hơn 4 tỷ đồng, dự kiến công trình hoàn thành vào cuối năm 2017. Địa phương cũng cần được hỗ trợ kinh phí để xử lý rác thải nhằm bảo vệ môi trường.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong thời gian gần đây vấn đề ô nhiễm môi trường biển diễn ra ngày càng trầm trọng và nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ khiến môi trường ô nhiễm cao trong tương lai.

Môi trường biển có nguy cơ chịu ảnh hưởng lớn do các chất thải từ một số hoạt động trên đất liền. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường có khoảng 70% - 80% lượng rác thải trên biển bắt nguồn từ đất liền do các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, cơ sở công nghiệp, khu dân cư xả nước thải, chất thải rắn không qua xử lý ra các sông ở ven biển hoặc xả thẳng ra biển.

Bên cạnh đó, một nguyên nhân quan trọng khác đó là việc ô nhiễm các dòng sông từ đất liền đổ ra biển. Hầu hết các con sông đều đổ ra biển, kéo theo đó là nguồn ô nhiễm từ đất liền mang ra như chất thải công nghiệp, nông nghiệp, hóa chất, rác, các loại phế thải, nước thải chưa được xử lý…

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho hay, các địa phương đã quan tâm đến công tác thu gom, xử lý chất thải vùng ven biển nhưng chưa được đầu tư đúng mức. Hiện nay, biển Việt Nam đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm cao trong tương lai, với những thách thức lớn cần phải có nhiều biện pháp đầu tư hiệu quả và đúng đắn.

Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân trước mắt là do chịu ảnh hưởng từ việc biến đổi khí hậu mang lại, bên cạnh đó là những khó khăn về nền kinh tế và chính sách chưa đồng bộ ảnh hưởng đến việc giải quyết những sự cố thiên nhiên đột xuất.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng có một số giải pháp kiểm soát lượng rác thải đổ ra biển như: hoàn thiện chính sách pháp luật, tổ chức bộ máy về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển; đẩy mạnh áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý; tăng cường nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ phục vụ quản lý, kiểm soát hiệu quả; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về chất thải biển.

Đối với các địa phương phát triển ngành du lịch, dựa vào sự đa dạng, phong phú mà nguồn biển mang lại thì vấn đề xử lý nước thải, chất thải vẫn đang còn là bài toán chưa có đáp án.

Phương Nam

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !