Tìm giải pháp phát triển mạng lưới đường sắt đô thị TP.HCM

Hội thảo “Phát triển theo định hướng giao thông công cộng và quan hệ đối tác công – tư trong phát triển mạng lưới đường sắt đô thị TP.HCM” vừa diễn ra ngày 19/12.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Việt Hà

Sự kiện do UBND TP.HCM và Ngân hàng Thế giới phối hợp tổ chức, với sự hỗ trợ từ Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ.

Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cho biết, theo quy hoạch, TP.HCM sẽ đầu tư 8 tuyến đường sắt đô thị với tổng mức đầu tư dự kiến 15 tỷ USD; hiện đang thực hiện 2 tuyến là metro số 1 và metro số 2. Ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng được 25% tổng mức đầu tư này, còn lại phải huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau.

“TP.HCM là một siêu đô thị, mật độ dân số 4.000 người/km2, dân số lên đến 13 triệu dân, quy hoạch giao thông có từ năm 2001 nhưng thời gian qua việc triển khai còn nhiều vướng mắc thách thức do hạn chế về nguồn lực. Giải quyết bài toán giao thông công cộng và đầu tư hạ tầng là một thách thức lớn cần sự tham gia từ nhiều nguồn lực trong xã hội”, ông Lâm nêu vấn đề.

Theo ông Mathew Hunt, đại diện Ngân hàng Thế giới, TP.HCM quy hoạch mạng lưới giao thông công cộng với nhiều dự án, nếu thực hiện tốt sẽ cải thiện được tình hình ùn tắc giao thông trong 10 năm tới. Hình thức Quan hệ đối tác Công–Tư (PPP) là một giải pháp tốt mà nhiều nước trong khu vực đã thực hiện thành công trong lĩnh vực này.

Về phương thức đầu tư metro công cộng TP.HCM, đại diện Ngân hàng Thế giới khuyến nghị: Quy hoạch nhà ga metro cần hiểu rõ giá trị tiềm ẩn của bất động sản giao thông. Thành phố cần lập bản đồ và thu thập dữ liệu cần thiết để hoàn thiện danh mục đầu tư; Xây dựng chiến lược và quản lý tài sản bất động sản nhằm tối ưu giá trị, xem xét tất cả bất động sản của mỗi nhà ga như bên trong, bên ngoài, hạ tầng hỗ trợ và phụ trợ, bông trình ngầm và trên cao, không gian mở; Xác định rõ những trường hợp mà nguồn vốn nhà nước đang tạo ra của cải tư nhân để thương lượng nhằm chia sẻ lợi ích.

Các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ tạo nguồn doanh thu/quản lý bất động sản giao thông phải hành động linh hoạt theo biến động của thị trường, sao cho cả khu vực công và tư nhân đều được hưởng lợi.

Trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu đã cùng chia sẻ kinh nghiệm phát triển giao thông công cộng từ các nước như Hoa Kỳ, Hồng Kong, Singapore, Ấn Độ….; cũng như phương thức sử dụng hợp đồng PPP trên một số tuyến tàu điện ngầm trên thế giới. 

Việt Hà

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Ngày 30/12, lãnh đạo Tổng cục Thuế đã ban hành Công điện số 15 về hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 quy định mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn.

Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng

Tỉnh Ninh Thuận đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng; là một trong những trung tâm của cả nước về phát triển năng lượng, năng lượng tái tạo; tỉnh có thu nhập trung bình cao của vùng và cả nước.

Tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%

Theo  Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2022 tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%, tiến trình thanh toán không dùng tiền mặt đang đi đúng hướng.

Gỡ vướng về vốn vay nước ngoài cho Đồng bằng sông Cửu Long

Trung ương đã ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng hiện nay đầu tư cho khu vực này chưa thỏa đáng.

Bát nháo giá pháo hoa trước thềm Tết Nguyên đán

Tình trạng bán sản phẩm pháo hoa với giá cao hơn giá niêm yết của một số cửa hàng của Z121 diễn ra ở nhiều nơi.

Bắc Ninh đạt mức tăng GRDP cao nhất giai đoạn 2019 – 2022

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (GRDP) năm 2022 tăng 7,39% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất giai đoạn 2019 - 2022.

Tiếp tục phát triển thị trường lâm sản xuất khẩu

Năm 2013, ngành Lâm nghiệp sẽ tiếp tục phát triển thị trường xuất khẩu lâm sản phù hợp với luật pháp quốc tế, các hiệp định đã ký kết. Mục tiêu năm tới, giá trị xuất khẩu lâm sản khoảng 17,5 tỷ USD.

Quý I/2023 sẽ tổ chức Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng”

Bộ Công thương cho biết, từ ngày 11 - 12/3, tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng” năm 2023.

Sẽ “mạnh tay” chấn chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp

Hiện chỉ còn 20 doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hợp pháp so với con số 67 doanh nghiệp vào đầu năm 2016.

Đang cập nhật dữ liệu !