Tiếp viên hàng không Việt nếu bị phát hiện rửa tiền ở nước ngoài xử lý thế nào?

Sau thông tin trên báo nước ngoài liên quan 9 tiếp viên hàng không Việt, câu hỏi đặt ra là, nếu tiếp viên hàng không của các hãng bay Việt có hành vi rửa tiền ở nước ngoài, thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Trước đó, hãng tin 7 News của Australia đã đăng tải một bản tin video nêu rõ: "9 thành viên phi hành đoàn của một hãng hàng không bị bắt quả tang buôn lậu số lượng lớn tiền mặt trong một cuộc truy quét của cảnh sát tại sân bay Melbourne. 7 News dùng từ laundering (thường đi với cụm money laundering - rửa tiền) để nói về hành vi của các tiếp viên hàng không.

Theo quy định của Australia, mỗi người nước ngoài nhập cảnh hoặc rời khỏi nước này phải khai báo nếu mang theo số tiền AUD hoặc ngoại tệ với tổng giá trị quá 10.000 AUD. Người không khai báo có thể bị phạt bằng tiền hoặc chịu án tù.

{keywords}
Hiện vật của vụ việc (ảnh cắt từ clip).

Trả lời về vấn đề nêu trên, một lãnh đạo Cục hàng không Việt Nam cho biết cơ quan này đang yêu cầu hãng bay báo cáo. Nhưng qua thông tin sơ bộ nắm được thì cảnh sát Australia có mời 9 tiếp viên của một hãng hàng không Việt Nam vào phỏng vấn và kiểm tra, phát hiện có số lượng tiền. Sau đó 8 người được bay về nước ngay trong ngày, một người về vào ngày hôm sau.

Ngoài ra, vị lãnh đạo Cục Hàng không cũng thông tin: “Sơ bộ cho thấy vụ việc không quá nghiêm trọng nên các tiếp viên được về nước và nhà chức trách Australia chưa có phản hồi gì với nhà chức trách Việt Nam. Có thể chỉ là kiểm tra hành chính và nhắc nhở”.

Luật sư Hoàng Tùng trao đổi với PV Infonet về vụ việc.

 

Nhận định về vấn đề nêu trên, luật sư Hoàng Tùng – Trưởng VPLS Trung Hòa (Hà Nội) cho biết: “Rửa tiền là hành vi của cá nhân hay tổ chức tìm cách chuyển đổi các khoản lợi nhuận hoặc tài sản có được từ hành vi phi pháp, phạm tội hoặc tham nhũng trở thành các tài sản được coi là “hợp pháp”.

Hiểu đơn giản, rửa tiền chính là cách thức để hợp pháp hóa tài sản có được từ nguồn gốc phi pháp, không rõ ràng. Với đặc điểm và tính chất của hành vi, rửa tiền không chỉ được quy định trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, nó còn được điều chỉnh bởi pháp luật quốc tế (Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia)”.

Tiếp viên hàng không là một trong những nghề cần trải qua những vòng thi tuyển gắt gao cũng như các khóa đào tạo cả ở trong và ngoài nước để có thể nhận được chứng chỉ hành nghề.

Về quy định số tiền mặt tiếp viên quốc tế được mang theo trong mỗi lần bay hoặc số tiền tối đa các nước sở tại cho phép người nhập cảnh đem theo ắt hắt là một trong những vấn đề về lí thuyết các tiếp viên phải là người đầu tiên nắm rõ.

Đây là một vụ việc xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam, cần phải đợi thêm những thông tin chính xác hơn từ phía cơ quan có thẩm quyền tại Australia cũng như thông tin chính xác từ nhà chức trách Việt Nm. 

Sau sự việc này, nhiều người quan tâm đặt ra câu hỏi, nếu tiếp viên hàng không của các hãng bay Việt có hành vi rửa tiền ở nước ngoài, thì sẽ xử lý như thế nào?

Theo luật sư Hoàng Tùng, trong trường hợp hành vi của tiếp viên cấu thành Tội rửa tiền theo quy định tại Điều 324 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Tuy đây là hành vi phạm tội xảy ra ở ngoài lãnh thổ nước ta nhưng theo quy định tại Điều 6 BLHS 2015, công dân Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà BLHS quy định là tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này.

Trong trường hợp đó, các tiếp viên hàng không có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 324 BLHS 2015 về Tội rửa tiền. Mức phạt đối với tội danh này có thể là phạt tù có thời hạn từ 1 năm đến 15 năm, nếu ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Nếu trong luật của nước nơi phát hiện hành rửa tiền, cũng có quy định về Tội rửa tiền và có hình phạt là tù có thời hạn thì các tiếp viên có thể được dẫn độ. Dẫn độ tội phạm là hành vi tương trợ pháp lý, được thỏa thuận giữa các quốc gia hữu quan dựa trên cơ sở các quy định của luật quốc tế - đây là một trong số những nội dung của hợp tác quốc tế chống tội phạm.

Dẫn độ tội phạm chỉ được thực hiện nếu theo luật của hai quốc gia hữu quan đều khẳng định hành vi của cá nhân bị dẫn độ là hành vi tội phạm hình sự và mức hình phạt cần là hình thức tù giam, với thời hạn được xác định.

Nếu rơi vào trường hợp là tội phạm theo pháp luật Việt Nam nhưng nước phát hiện hành vi không quy định đó là hành vi phạm tội và bị phạt tù có thời hạn thì sẽ không được dẫn độ mà xử lý theo trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015”, luật sư Hoàng Tùng nêu quan điểm.

Tiến Anh

Luật sửa đổi dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ rất cần thiết

Theo luật sư, Luật sửa đổi, bổ sung một số dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm nhân thọ… Luật đã sửa đổi theo hướng tách các dấu hiệu đáng ngờ cơ bản và dấu hiệu đáng ngờ trong từng lĩnh vực thành các điều riêng...

Luật phòng, chống rửa tiền sửa đổi bám sát với chủ trương của nhà nước

Về cơ bản luật sư tán thành và đánh giá cao Luật phòng, chống rửa tiền sửa đổi. Vì Luật phòng chống rửa tiền sửa đổi đã bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về phòng, chống rửa tiền.

Phòng, chống rửa tiền xuyên quốc gia: Bảo đảm nguyên tắc "có đi có lại", cùng có lợi

Dựa vào điểm mới này, có thể thấy rõ sự cần thiết trong việc trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin giữa Việt Nam và quốc tế rất quan trọng. Thể hiện rõ sự hợp tác chặt chẽ, có lợi cho các bên trong việc phòng, chống rửa tiền.

Luật phòng, chống rửa tiền quy định cụ thể, rõ ràng hơn về đối tượng khách hàng

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 đã quy định cụ thể chi tiết về thông tin của khách hàng một cách cặn kẽ và rõ ràng. Phù hợp với thực tiễn cũng như các quy định liên quan đến cư trú, quốc tịch…

Luật Phòng chống rửa tiền năm 2022: Kiểm soát các trung gian thanh toán là cần thiết

Trong một thập kỷ vừa qua, thực tiễn đã ghi nhận rằng các hình thức thanh toán qua trung gian tại Việt Nam đã phát triển rất mạnh mẽ, tiềm ẩn khả năng rất lớn cho tội phạm thực hiện hành vi rửa tiền và khẩn thiết phải có các quy định điều chỉnh

Vì sao Luật phòng chống rửa tiền phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro?

Theo luật sư, việc phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro sẽ giúp cho người dân nhận biết cá nhân mình đang ở mức độ rủi ro như thế nào để từ đó làm cơ sở xây dựng kế hoạch và biện pháp khắc phục rủi ro về rửa tiền…

Nỗ lực phòng, chống rửa tiền ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ

Những tác động tiêu cực của nạn rửa tiền không chỉ xảy đến đối với nền kinh tế quốc gia, mà còn đối với nền kinh tế toàn cầu. Đây cũng là lý do khiến nỗ lực phòng, chống rửa tiền quy mô toàn cầu ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết".

Vai trò của các tổ chức tài chính trong hoạt động PCRT động vật hoang dã

Tổ chức tài chính là một kênh phổ biến được sử dụng để rửa tiền từ các khoản thu trái phép buôn bán động vật hoang dã.

Đối tượng báo cáo về phòng, chống rửa tiền trong Luật mới

Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi) bổ sung một số hoạt động có tiềm ẩn rủi ro như cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, dịch vụ tài sản ảo, hoạt động dịch vụ trung gian kết nối người đi vay và người cho vay dựa trên nền tảng công nghệ

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022: Giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 bổ sung nhiều nội dung mới so với luật cũ, trong đó có sửa đổi các dấu hiệu để nhận biết giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Đang cập nhật dữ liệu !