‘Tiếng sét trong mưa’ nhiều cảnh ân ái, loạn luân: Duyệt phim quá dễ dãi?

Những tập gần đây của "Tiếng sét trong mưa" có nhiều cảnh phim táo bạo với các quan hệ tình cảm chồng chéo giữa mẹ kế con chồng, anh em cùng cha khác mẹ, bà chủ với người hầu...

Không phát sóng ở giờ vàng VTV nhưng Tiếng sét trong mưa đang là bộ phim gây sốt không chỉ với Đài THVL1 mà còn với khán giả cả nước.

Chỉ cần tìm tên phim là lập tức ra hàng loạt kết quả với những tiêu đề bài báo "nóng bỏng" không khác gì phim cấp 3: "Sốc nặng với cảnh 18+, mẹ kế uống thuốc kích thích, mặc sexy hở ngực làm trò đồi bại với con chồng";

"Mợ Hạnh Nhi lấy cả 2 cha con Khải Duy, chồng vừa đi khỏi là lao đến ôm con chồng"; "Hết ngoại tình với con chồng, mẹ kế lại hẹn hò với thầy thuốc đẹp trai?"; "Bà chủ cưỡng bức người hầu, màn ân ái phát ra tiếng làm ai cũng đỏ mặt";

"Hạnh Nhi ở bên Khải Duy mà cứ nhớ đến con chồng nhưng điều gây chú ý lại là vòng 1 căng phồng"; "Trọn bộ cảnh con trai Thị Bình ngủ với em gái, còn sốc hơn màn ân ái 18+ cùng mẹ kế"…

Phim kể về câu chuyện tình oan trái đời trước kéo dài đến đời sau của gia đình cậu Ba Khải Duy, được phóng tác dựa trên kịch sân khấu Lôi vũ của Trung Quốc.

Kịch bản phim được đánh giá là khá hấp dẫn, nhiều kịch tính, dàn diễn viên trẻ đẹp, diễn xuất chân thực… nhưng bên cạnh đó, phim khai thác khá mạnh bạo các tình huống bi kịch, ân ái, vốn ít được đề cập rõ nét trong các bộ phim về thời phong kiến. Chín vì vậy mà "Tiếng sét trong mưa" nhận được sự quan tâm khá lớn của khán giả.

Anh trai ngủ với em gái cùng cha khác mẹ

Trong đó, gây tranh cãi nhất là chuyện loạn luân giữa anh trai - em gái khi họ không biết là anh em. Rồi những mối quan hệ chồng chéo: hai anh em yêu cùng một người, mẹ kế lăng loàn với con chồng, mợ chủ khát tình, làm trò đồi bại với người hầu…

Phượng là con gái của Thị Bình. 18 năm trước, Thị Bình là cô gái nghèo, tình cờ gặp thiếu gia Khải Duy. Cô được nhận vào làm người ở cho gia đình cậu chủ. Từ một người độc ác, Khải Duy dần có thiện cảm với Bình. Sau đó, Thị Bình mang thai nhưng bị sự phản đối quyết liệt của mẹ Khải Duy.

Bà gây áp lực với con trai bằng cách ép anh lấy một tiểu thư nhà giàu. Phẫn uất, Thị Bình nhảy sông tự tử. Cô được cứu và kết hôn với Quý - một người đàn ông nghèo. Họ có với nhau cô con gái xinh đẹp là Phượng.

Cảnh ôm ấp của hai anh em cùng cha khác mẹ Bình và Phượng gây tranh cãi

Bi kịch năm xưa lại lặp lại. Phượng làm người hầu cho gia đình Khải Duy và được hai cậu chủ Bình và Xuân để ý giống như bố mình năm xưa đã yêu người hầu là Thị Bình.

Do không biết thân phận của nhau, lại lửa gần rơm nên chuyện gì đến cũng đã đến. Ở tập 36, trong một đêm mưa gió, Bình đã tìm đến phòng của Phượng. Phượng cũng có tình cảm với cậu chủ nên từ chỗ chống cự, cô dần để cảm xúc cuốn theo.

Đúng lúc này thì Thị Bình giật mình thức giấc nửa đêm như linh cảm được bi kịch xảy ra với các con của mình. Sau này, biết được sự thật, Thị Bình đã vô cùng đau đớn, hoảng loạn.

Mẹ kế quyến rũ con chồng

Ở tập 25, nhân vật Hạnh Nhi của Thảo Trang có cảnh giường chiếu với Khải Duy - Cao Minh Đạt. Trước khi "hành sự", Khải Duy bắt vợ mình phải tắm xà bông hương lài. Biết chồng mình vẫn nhớ vợ cũ, Hạnh Nhi vô cùng uất ức nhưng vẫn phải chấp nhận ân ái với chồng.

Cảnh mẹ kế quyến rũ con chồng

Vì hờ hững chuyện vợ chồng nên Khải Duy sai thầy thuốc bốc cho vợ loại thuốc tăng cường sinh lý nữ. Uống thuốc này vào, ham muốn về tình ái của Hạnh Nhi tăng cao. Nhưng oái oăm thay, cô không tìm đến chồng mà nhằm vào Thanh Bình - con trai của chồng mỗi khi đêm xuống.

Mặc dù có tình cảm với Phượng nhưng Bình lại có tư tình riêng với mẹ kế Hạnh Nhi. Trong phim, Bình giống như "con mồi" của mẹ kế. Bị dụ dỗ, rồi từ chỗ sợ sệt đến tò mò khám phá tâm lý tuổi mới lớn nên dễ dàng sập bẫy người mẹ kế cuồng loạn Hạnh Nhi. Dù nhiều lần lảng tránh, từ chối thậm chí bỏ nhà bỏ học đi hoang nhưng cậu Thanh Bình không thoát được sự cám dỗ của mẹ kế.

Mợ chủ lăng loàn cưỡng bức người hầu

Ở tập 18, 19, gây chú ý nhất là tình huống mợ Hai Sáng cưỡng hiếp Lũ - người hầu trẻ cường tráng. Vốn chưa một lần biết đến chuyện tình cảm nên khi bị mợ Hai bắt ép, Lũ vô cùng hoảng sợ, liên tục cầu xin mợ Hai tha cho mình nhưng vẫn không ngăn được mợ Hai.

Hai Sáng là vợ của cậu Hai Khải Văn. Vì mắc bệnh quai bị nên không có khả năng đàn ông. Bên cạnh đó, Khải Văn không thương yêu Hai Sáng, bởi trong lòng anh luôn có bóng hình của tình cũ Hạnh Dung. Không thỏa mãn chuyện chăn gối, lại vốn có tính lăng loàn nên Hai Sáng nảy sinh tà tâm với Lũ. Đến khi về già, cô lại công khai đưa trai lạ vào phòng.

Mợ Hai Sáng cưỡng ép người hầu

Đây là lần đầu tiên trên màn ảnh, đạo diễn bạo tay khai khác chuyện "ngược đời" nên khi tập phim được phát sóng đã gây chú ý cũng như bàn cãi khá rôm rả của khán giả. Dù còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng diễn xuất của hai diễn viên Cao Thái Hà và Hứa Minh Đạt đã nhận được nhiều lời khen ngợi. Không chỉ ở độ khó mà còn mang lại cảm xúc chân thực. Nó cũng bộc lộ rõ thân phận yếu hèn của người hầu kẻ hạ trong xã hội phong kiến. Ở đó, cả Thị Bình, cô con gái và Lũ đều đáng thương, chấp nhận bị hành hạ về thể xác và tinh thần để tồn tại.

Mặc dù những tình huống này đều mang tính logic và khắc họa rõ nét bản chất của nhân vật nhưng cũng không tránh khỏi những phản ứng cho rằng phim khai thác quá nhiều cảnh ân ái, nhất là nó lại trái với luân thường đạo lý.

Đạo diễn Nguyễn Phương Điền

Nói về những cảnh quay này, đạo diễn Nguyễn Phương Điền lên tiếng đáp trả trên trang cá nhân. Theo đạo diễn, ê-kíp sản xuất luôn biết giới hạn của truyền hình nằm ở đâu, những cảnh xuất hiện trên phim là buộc lòng phải thêm vào chứ không nhằm mục đích câu khách.

"Trước khi dựng những phân đoạn này tôi đã xem đi xem lại cả chục lần. Xem coi có bị phản cảm không. Và tôi cũng cam đoan với bạn trước khi lên sóng cả ban biên tập đài truyền hình cũng cân nhắc kỹ lưỡng hơn tôi gấp trăm lần trước khi công chiếu".

Theo đạo diễn Phong Điền, trước khi nhận xét những cảnh này, khán giả nên đặt nó trong bối cảnh, hoàn cảnh của phim. Và nhất là truyện phim được phóng tác theo tác phẩm "Lôi Vũ". Mối quan hệ giữa Bình và Phượng phản ánh bi kịch của nạn phân biệt giai cấp trong chế độ xưa, nguồn cơn tội ác là bà hội đồng - mẹ Khải Duy. Đạo diễn cũng cho biết, khi thực hiện cảnh được cho là loạn luân của hai anh em, ông đã giảm nhẹ việc mô tả quan hệ thể xác, chỉ để hai nhân vật ôm hôn.

Theo đạo diễn, những cảnh nóng trên phim đều được kiểm soát và kiểm duyệt kỹ trước khi phát sóng

"Về mặt xử lý hình ảnh, tôi chủ yếu sử dụng các góc máy trung và toàn cảnh để phân đoạn trong phim bớt phản cảm. Cả hai chỉ dừng lại ở việc hôn nhau, sau đó khán giả tự đoán diễn tiến của mối quan hệ. Tôi cho rằng việc hai nhân vật tiếp xúc ở mức độ đụng chạm như thế là bình thường, vì họ có tình cảm với nhau nhưng chưa biết là anh em ruột", Phương Điền giải thích.

Với các cảnh tương tự của mợ Hai Sáng với Lũ, ông Khải Duy với vợ trẻ Hạnh Nhi cũng vậy, các góc máy chỉ khơi gợi chứ không đặc tả, rồi để khán giả hình dung nên không thể nói là phản cảm.

Mặc dù những cảnh "nóng" hay cảnh anh em loạn luân vốn có trong "Lôi vũ" nhưng đây chỉ là phim phóng tác, không phải nguyên bản nên đạo diễn hoàn toàn có thể cải biên. Giống như phim "Người phán xử" hay "Quỳnh búp bê", dù kịch bản gốc có nhiều cảnh bạo liệt nhưng đạo diễn đã phải biên tập, chỉnh sửa khá nhiều để không gây tranh cãi và phù hợp với văn hóa của người Việt.

Thảo Nguyên/Giadinh.net.vn
Từ khóa: giải trí loạn luân Tiếng sét trong mưa duyệt phim

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Lan tỏa văn hóa đọc qua cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến

165 giải thưởng đã được vinh danh tại Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2022 có chủ đề "Sách và Khát vọng cống hiến" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 1/12 ở Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !