Tiềm năng kinh tế biển ở Quảng Bình

Quảng Bình là tỉnh có bờ biển dài, với nhiều thế mạnh từ kinh tế biển như đánh bắt, nuôi trồng hàng hải và cảng biển. Khai thác tiềm năng từ biển và dải ven bờ một cách có hiệu quả nhất định sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội ở địa phương.

Hiện Quảng Bình có 8.157 tàu thuyền đánh bắt hải sản, trong đó có 1.371 tàu cá có công suất trên 90CV. Nhờ phát huy hiệu quả công tác quản lý thông tin liên lạc, an toàn tàu cá trước khi ra khơi nên sản lượng khai thác trong 10 tháng năm 2017 ước đạt 48.000 tấn.

Chú trọng phát triển kinh tế biển, những năm qua công tác dịch vụ hậu cần nghề cá ở Quảng Bình đã đáp ứng cơ bản nhu cầu của ngư dân, nhất là các dịch vụ cung ứng vật tư ngư lưới cụ, nhiên liệu, đá lạnh, cơ khí sửa chữa tàu thuyền... Sản lượng hàng hóa, phương tiện qua hai cảng biển là cảng Giang và Hòn La tăng trưởng khá với trên 50.000 tấn

Bên cạnh việc khai thác thủy hải sản, thì ông tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản được địa phương quán triệt đến từng ngư dân. Chi cục Thủy sản phối với bộ đội biên phòng thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc khai thác các loài hải sản cấm khai thác trong mùa sinh sản. Qua đó cũng hạn chế được đáng kể việc sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện trong khai thác hải sản theo lối tận diệt.

Đội tàu đánh cá của tỉnh Quảng Bình phát triển nhanh về số lượng và công suất

Với tổng diện tích nuôi trồng thủy sản hơn 5.000ha, sản lượng nuôi 9.500 tấn. Trong đó diện tích nuôi trồng thủy sản vùng nước mặn, lợ 1.500ha, sản lượng thu hoạch cả năm nay đạt khoảng 4.500 tấn tôm, cá các loại, đã và đang là nguồn thu nhập chính của hàng nghìn hộ dân để họ xóa nghèo một cách bền vững.

Thủy hải sản tăng về sản lượng, nâng cao chất lượng các mặt hàng chế biến thủy sản nội địa nên giải quyết tốt đầu ra cho sản xuất, vừa giúp giải quyết thêm việc làm, vừa tăng thêm giá trị của sản phẩm hàng hóa cho các doanh nghiệp trong tỉnh.

Du lịch là ngành kinh tế mũi mũi nhọn phát triển- xã hội của tỉnh Quảng Bình, trong đó du lịch biển đóng vai trò quan trọng. Du lịch ven biển đang từng bước được đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng nổi bật là các khu du lịch tiêu biểu đang xây dựng như Khu du lịch Sun Spa Resort của Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh; Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Vũng Chùa-Đảo Yến, chuỗi khác sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp Hải Ninh của Tập đoàn FLC và một số khách sạn ven biển ở xã Bảo Ninh đang ngày càng đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi khách du lịch khi đến đây.

Một số bãi tắm tiêu biểu là Nhật Lệ, Bảo Ninh, Quang Phú, Đá Nhảy, Hải Ninh đã và đang đưa vào khai thác đã thu hút được lượng lớn du khách đến với Quảng Bình.

Quảng Bình có nhiều bãi tắm đẹp, thu hút khách đến tắm khi du lịch ở địa phương này.

Năm 2017, Quảng Bình có khả năng đón trên 3 triệu lượt khách, tổng doanh thu từ du lịch ước vượt con số 4.000 tỷ đồng, tăng gần 30% so với năm 2016. Kinh tế biển Quảng Bình còn có nguồn lợi về khoáng sản ven biển cũng được đưa vào khai thác, trong đó lớn nhất là titan và cát trắng. Ngoài ra còn có khí hydrat và dầu mỏ, Chính phủ đang cho tiến hành khảo sát thăm dò địa chấn.

Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển và các vùng ven biển của Quảng Bình được triển khai, nhưng nguồn vốn đầu tư phát triển các chương trình, dự án và xây dựng các công trình kinh tế trọng điểm một cách đồng bộ tại vùng biển và ven biển chưa nhiều.

Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của thiên tai, nên xuất hiện hiện tượng xói lở các bờ sông, bờ biển như biển Nhật Lệ, biển Nhân Trạch, biển Cảnh Dương...đang diễn ra ngày một nghiêm trọng, gây hậu quả nặng nề cho các xã ven biển. Vấn đề xử lý môi trường tại các khu dân cư ven biển đang gặp nhiều khó khăn, các hệ sinh thái ven biển bị suy thoái và chất lượng vùng nước ven bờ đang có nguy cơ bị ô nhiễm.

Tỉnh Quảng Bình đã triển khai đề án Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo; tuyên truyền phổ biến Luật Biển Việt Nam cho người dân và đặc biệt là ngư dân đánh bắt hải sản trên biển. Để biến tiềm năng về biển thành lợi thế phát triển kinh tế-xã hội, Quảng Bình cần sự quan tâm, đầu tư của các bộ ngành Trung Ương, để sớm đưa kinh tế tỉnh nhà đi lên.

Thanh Hà

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !