Tích cực bảo đảm an toàn cho người lao động trên biển

Ngày 22/6/2016, Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Giơ-ne-vơ đã phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức tọa đàm quốc tế về “bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho người lao động trên biển”.

Ngày 22/6/2016, bên lề Khóa họp thường kỳ lần thứ 32 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ (13/6-1/7/2016), Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Giơ-ne-vơ đã phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức tọa đàm quốc tế về “bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho người lao động trên biển”. Đại sứ Nguyễn Trung Thành, Đại diện Thường trực của Việt Nam bên cạnh Liên Hợp quốc đã chủ trì cuộc tọa đàm cùng với ông Brandt Wagner, Trưởng Bộ phận Hàng hải và Vận tải, Cục Chính sách của ILO.

Tích cực bảo đảm an toàn cho người lao động trên biển - ảnh 1

Ngư dân Việt Nam đánh bắt cá ở Biển Đông. Ảnh minh họa

Tham gia sự kiện này có đại diện hơn 30 Phái đoàn thường trực tại Giơ-ne-vơ và các tổ chức quốc tế liên quan. Ông Lê Phan Linh, Chủ tịch Công đoàn Hàng hải Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cũng tham dự.

Trong bài phát biểu khai mạc, Đại sứ Nguyễn Trung Thành nhấn mạnh thực tế những người lao động trên biển nằm trong số các nhóm người dễ bị tổn thương nhất bởi sự gia tăng của thiên tai, cướp biển và nhiều rủi ro gia tăng khác trong bối cảnh tình hình khu vực hiện nay. Bên cạnh đó, việc đảm bảo quyền của người lao động trên biển, đặc biệt là tại các nước đang phát triển cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Nhiều thuyền viên và ngư dân phải sinh sống và làm việc trong điều kiện tồi tệ, không được đảm bảo tiếp cận y tế và trả lương đầy đủ. Trong bối cảnh đó, các nội dung của Công ước Lao động Hàng hải (MLC 2006) lại chỉ áp dụng đối với các thuyền viên làm việc trên tàu trên 500 tấn trọng tải mà không áp dụng tới việc bảo vệ quyền lợi của ngư dân. Trên thực tế, chưa có một Công ước quốc tế cụ thể về việc đảm bảo quyền lợi của ngư dân.

Ông Lê Phan Linh, Chủ tịch Công đoàn Hàng hải Việt Nam trình bày về chủ trương, chính sách của Việt Nam trong việc đảm bảo quyền lợi của người lao động trên biển theo khuôn khổ Công ước MLC 2006 và các cam kết quốc tế khác mà Việt Nam đã tham gia; đồng thời nêu ra những bất cập và thách thức trong cơ chế hiện nay, đặc biệt là: khó khăn về tài chính; Việt Nam chưa phải là thành viên của Liên đoàn Vận tải Hàng hải Quốc tế (ITF); cơ chế bảo vệ ngư dân chưa thực sự hiểu quả nhất là trong trường hợp cướp biển, bắt cóc con tin, tranh chấp tài phán…

Trong phần trình bày của mình, ông Brandt Wagner (Trưởng Bộ phân Hàng hải và Vận tải, Cục Chính sách của ILO) giới thiệu khái quát về hệ thống pháp lý hiện nay trong việc đảm bảo quyền của người lao động trên biển, đặc biệt là MLC 2006, Công ước Đánh bắt cá của ILO về đảm bảo quyền lợi và sự an toàn của ngư dân và Nghị định thư năm 2014 của Công ước Lao động Cưỡng bức 1930 của ILO trong đó có giải quyết vấn đề lao động cưỡng bức như buôn lậu trong ngành đánh bắt cá. Trong bối cảnh Công ước Đánh bắt cá hiện nay chưa đi vào hiệu lực (mới chỉ có 8 nước phê chuẩn), ông Wagner kêu gọi các nước nghiên cứu, tiến tới phê chuẩn Công ước này để thiết lập một cơ chế bảo đảm quyền lợi của ngư dân một cách hiệu quả.

Các đại biểu tham dự tọa đàm đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam và ILO trong việc tổ chức tọa đàm với chủ đề thiết thực này, nhất là trong bối cảnh quyền của người lao động trên biển tại khu vực Đông Nam Á nói riêng và trên thế giới nói chung đang đối mặt với nhiều thách thức. Bên cạnh đó, một số đại biểu cũng chia sẻ kinh nghiệm quốc gia trong vấn đề này.

Kết thúc tọa đàm, Đại sứ Nguyễn Trung Thành đã nêu ra một số khuyến nghị: (i) đẩy mạnh hợp tác quốc tế về chống cướp biển, cứu hộ cứu nạn; (ii) cộng đồng quốc tế tích cực nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện một cơ chế quốc tế khả thi để đảm bảo quyền lợi của ngư dân; (iii) trong bối cảnh tranh chấp, chồng lấn chủ quyền, các bên cần tuân thủ luật pháp quốc tế, các quy tắc ứng xử; (iv) kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế có liên quan cũng như các quốc gia, đặc biệt là về nguồn lực và chuyên môn.

M.A

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !