Thuốc lá, thực phẩm nấm mốc, lên men làm gia tăng ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là một căn bệnh rất nguy hiểm. Bệnh có biểu hiện tại họng làm người bệnh nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp nên chủ quan, khi phát hiện thường đã ở giai đoạn muộn và diễn biến nhanh chóng.
Ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc ung thư vòm họng là 12%, chiếm một tỷ lệ khá cao so với các bệnh ung thư khác. Trong đó có tới 70% bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối khiến cho việc điều trị trở nên rất khó khăn.
PGS.TS. BS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc BV Đa khoa An Việt, Nguyên Trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cho biết ung thư vòm họng được xem là ung thư ở người da trắng thì căn bệnh này lại phổ biến ở nước ta. Tại Việt Nam tỷ lệ mắc ung thư vòm họng nằm trong danh sách 10 bệnh ung thư hay gặp nhất. Đặc biệt là ở nam giới trên 40 tuổi. Ung thư vòm họng đa phần phát hiện ở giai đoạn muộn nên việc điều trị khó hơn.
Các yếu tố gia tăng ung thư vòm họng:
Thứ nhất, PGS An cho biết vùng Đông Nam Á, Trung Quốc hay ăn thức ăn chế biến lên men, nấm mốc như tương, dưa cà, mắm muối. Quá trình chế biến hình thành lên nấm mốc có chất nitrogen là yếu tố gia tăng ung thư thư vòm họng.
Thứ hai, ung thư vòm họng còn do tác nhân chính là nhiễm virus Epstein Barr – ENV. Virus EBV khi vào cơ thể sẽ làm biến đổi cấu trúc gen làm cho những tế bào lành biến thành tế bào ung thư. Tuy nhiên không phải những bệnh nhân nào mắc virus Epstein Barr cũng bị ung thư vòm họng. Nhưng không phải ai nhiễm virus này cũng bị ung thư. Nhưng nếu bạn mang virus này và gặp các yếu tố thuận lợi thì nguy cơ ung thư sẽ cao lên.
Thứ ba, yếu tố gen. Các nghiên cứu gần đây người ta thấy người bệnh ung thư vòm thiếu gen ức chế khối u.
PGS An nội soi vòm họng cho người bệnh. |
Thứ tư, thói quen sinh hoạt như hút thuốc lá, bia rượu mạnh. Theo PGS An, khi bạn hút thuốc lá (chủ động) hoặc hít phải khói thuốc (bị động), một lượng lớn hóa chất có nguy cơ gây ung thư tiếp xúc với các bộ phận của cơ thể, bao gồm vùng cổ họng. Thời gian tiếp xúc càng dài, tần suất tiếp xúc càng cao thì bề mặt của các bộ phận này càng dễ bị tổn thương. Các tổn thương niêm mạch này là mầm mống của bệnh ung thư.
Ngoài ra, yếu tố môi trường cũng làm gia tăng ung thư vòm họng.
Trong khi đó, theo PGS An, các triệu chứng của ung thư vòm họng thường mơ hồ hay mượn các dấu hiệu của bệnh lý tai mũi họng khác. Bệnh nhân có thể bị nhức đầu, âm ỉ, có khi đau thành từng cơn, triệu chứng này gây nhầm lẫn với những bệnh về não, thiếu máu, thần kinh.
Ngạt mũi: có thể là ngạt một bên, chảy máu cam, xì mũi ra máu. Ù một bên tai, cảm giác như ve kêu trong tai. Người bệnh có thể bị nổi hạch bất thường ở cổ: hạch nhỏ, có thể không đau, thường nổi ở góc hàm.
Khó nuốt và đau nhức vòm họng: Dù là nuốt nước bọt hay thức ăn, đều xảy ra cảm giác đau nhức do tế bào ung thư đã hiện diện ở vòm họng, làm cho quá trình nuốt thức ăn diễn ra khó khăn. Chính vì vậy, bệnh nhân hay mắc nghẹn và có hiện tượng chảy máu khi khối u phát triển
Những triệu chứng ở giai đoạn đầu, nếu không quá rõ rệt, bệnh nhân thường hay bỏ qua, hoặc nhầm nó với bệnh lý khác.
Nhiều bệnh nhân chỉ thấy ngạt mũi tưởng cảm cúm đi nội soi tai mũi họng đã thấy sùi loét. Bác sĩ giới thiệu khám chuyên khoa ung thư, sinh thiết tế bào đều cho kết quả ung thư.
PGS An khuyến cáo ung thư vòm họng tuy là một bệnh lý ác tính. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì khả năng hoàn toàn khỏi bệnh là rất cao. Hãy tạo cho bản thân thói quen sống lành mạnh, khoa học, tránh xa những chất kích thích có hại. Nói không với hút thuốc lá, các nghiên cứu khoa học đã chứng minh việc không hút thuốc lá có thể làm giảm đáng kể nguy cơ dẫn tới ung thư vòm họng. Do vậy, nên bỏ thói quen hút thuốc để bảo vệ sức khỏe.
PGS.TS Ngô Thanh Tùng, Giám đốc Trung tâm xạ trị Quốc gia, Trưởng khoa Xạ đầu cổ, Bệnh viện K cho biết ung thư vòm là ung thư vùng đầu cổ phổ biến. Hiện nay, các phương thức điều trị trong ung thư vòm họng chủ yếu là xạ trị kèm theo hoá chất trong đó chủ yếu xạ trị.
Trong quá trình điều trị, BS Tùng cho rằng giai đoạn mắc bệnh và chẩn đoán rất quan trọng với người bệnh.
Bệnh nhân xạ trị, hoá trị đều có biến chứng rất nặng. Người bệnh bị xạ trị bao vây toàn bộ hệ thống khu vực đầu cổ nên để lại biến chứng cho người bệnh như biến chứng niêm mạc, trên da, các mô mềm. Xung quanh vòm họng lại có nhiều cơ quan quan trọng như não, mắt… khi xạ và cộng thêm hoá chất nên biến chứng nhiều, sức khoẻ giảm sút, bệnh nhân ăn uống kém, suy kiệt do không thể ăn được, hẹp hầu họng, cơ hàm cũng bị ảnh hưởng.
Khi đó, bác sĩ phải hướng dẫn, chăm sóc rất kỹ vì có nhiều biến chứng thành mãn tính nên người bệnh phải tập cho vùng mô lành không bị xơ hoá bởi phóng xạ.
K.Chi