Thực hành tín ngưỡng tôn giáo: Khi mạng xã hội là cầu nối

Vài năm trước, cầu nguyện online, đi lễ online vẫn là những khái niệm khá xa lạ thì nay cộng đồng tín đồ công giáo tại nhiều địa phương đã khá quen thuộc với hình thức này.

Chuyển thực hành tín ngưỡng… lên mạng

Tối nay, Giáo xứ Xuân Dương (Xuân Trường, Nam Định) tổ chức lễ thánh, trong đó các thanh niên công giáo địa phương đóng vai trò chính trong thánh lễ này.

Do đang làm việc trên Hà Nội, lại phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 nên Đỗ Thu Hà không thể về quê, cô cùng các thành viên trong gia đình đã tham gia buổi lễ qua… Facebook.

Ngay từ chiều Hà đã chủ động xin nghỉ sớm ca trực 30 phút để về phòng trọ làm công tác chuẩn bị (vệ sinh cá nhân, sắp xếp nơi làm lễ…). Cùng tham gia cầu nguyện với Hà còn có Đỗ Thu Hoài, Trần Nhật – những người em của Hà, nhưng mỗi người sẽ cùng làm lễ qua mạng và ở các phòng trọ khác nhau nhằm đảm bảo giãn cách xã hội, chứ không phải tập trung cùng 1 nơi.

Hình thức cầu nguyện, làm lễ online được Hà, Hoài hay Nhật thực hiện được 2 năm rồi, từ khi Chính phủ yêu cầu dừng các hoạt động sinh hoạt tôn giáo tập trung tại các cơ sở tôn giáo để phòng chống dịch bệnh Covid-19. Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, trong khi công nghệ đã len lỏi tới từng gia đình thì hình thức cầu nguyện, thực hành nghi lễ online đang trở thành xu thế khi mà giáo dân với một tâm niệm “Chúa ở muôn nơi”, hay với các Phật tử là “Phật ở trong tâm”.

{keywords}
Giuse Nguyễn Năng – Tổng Giám mục Sài Gòn gửi thư cho các giáo dân hướng dẫn về việc tổ chức lễ thánh trong mùa dịch.

Phân tích dưới góc độ giáo luật việc cầu nguyện online, Giuse Nguyễn Năng – Tổng Giám mục Sài Gòn cho biết: Từ ngày 19/3/2021 giáo phận Sài Gòn đã thực hiện nghiêm chỉ thị giãn cách xã hội, trong đó yêu cầu giáo dân mục vụ (cầu nguyện) mùa Covid-19 sao cho đúng cách. Trong thư gửi toàn thể cộng đồng giáo dân hướng dẫn cách cầu nguyện online có đoạn: “Chúng ta đang trải qua một giai đoạn thật khó khăn. Đại dịch covid-19 vẫn tiếp tục lan tràn khắp nơi trên thế giới. Ngoài những hướng dẫn cụ thể của chính quyền cũng như của ngành y tế, chúng tôi luôn cập nhật tin tức trong cũng như ngoài nước, trong các giáo phận tại Việt Nam và chỉ dẫn thích hợp trong sinh hoạt mục vụ”.

Và để hướng dẫn giáo dân thực hành tín ngưỡng đúng cách, Tổng giáo phận Sài Gòn đã yêu cầu người dân cần tuân thủ các biện pháp chống dịch: “Giống như các thầy thuốc, cái khó của chúng ta là làm sao để đưa ra những giải pháp đúng mức và phù hợp với thực tế tại địa phương, không thiếu mà cũng không thừa. Một đàng chúng ta phải bảo vệ sức khỏe và mạng sống thể xác của bản thân cũng như của cộng đồng, nhưng đàng khác cũng cần cân nhắc để đừng làm phương hại đời sống đức tin”. Do đó, không chỉ Tổng giáo phận Sài Gòn, 24 tổng giáo phận trên cả nước đều có hướng dẫn giáo dân thực hành các sinh hoạt tôn giáo online thay vì trực tiếp đến nhà thờ như trước.

Khi mạng xã hội trở thành cầu nối

Thực tế nếu vài năm trước, cầu nguyện online, đi lễ online vẫn là khái niệm khá xa lạ thì nay cộng đồng tín đồ công giáo tại nhiều địa phương đã khá quen thuộc với hình thức này. Thu Hà, Thu Hoài hay Trần Nhật chỉ là 3 trong hàng trăm thanh niên công giáo thuộc Giáo xứ Xuân Dương từ Bắc chí Nam vẫn hàng tuần thực hành cầu nguyện và “đi nhà thờ” từ xa để tham gia các buổi thánh lễ tại địa phương mình.

Các buổi cầu nguyện liên lý, cáo phó mùa chay, cầu nguyện các linh hồn, cầu nguyện dâng Chúa… theo từng chuyên đề hay tuần thánh được các thanh niên xa nhà như Thu Hà, Thu Hoài hay Trần Nhật tham gia đầy đủ, thậm chí còn siêng lễ hơn việc đến các nhà thờ tại Hà Nội như trước đây. Lí giải về việc “siêng” đi lễ trong mùa dịch, Trần Đình Dũng - thành viên của diễn đàn sinhvienbuichu (giáo xứ Bùi Chu- Nam Định) cho biết: Nhờ có mạng xã hội, mỗi người chỉ cần có các thiết bị thông minh như điện thoai, máy tính bảng, tivi có kết nối mạng là đều có thể tham dự các buổi thánh lễ.

Người dự lễ có thể nghe thỉnh giảng thông qua các buổi livestream, các buổi zoom cộng đồng hay nghe giảng trực tuyến cùng cả gia đình. Được biết, không chỉ các Tổng giáo phận của cộng đồng Công giáo thực hành tín ngưỡng online; các chùa chiền và có sở thờ tự của Giáo hội Phật giáo cũng thường xuyên tổ chức các buổi lễ tuần, Rằm, mùng 1 qua mạng giúp cho tín đồ Phật tử có thể đi chùa… tại nhà. Chính nhờ việc thực hiện rất nghiêm túc các quy định chống dịch, thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm cao đạo pháp cùng dân tộc để cùng với cộng đồng xã hội phòng chống sự lây lan của nạn dịch Covid-19.

Do vậy, từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, đã không có bất cứ ổ dịch nào lây lan liên quan đến các cơ sở tôn giáo như các nước Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan hay Malaysia. Có thể thấy, nhờ mạng xã hội làm cầu nối nên dù các cơ sở thờ tự, tín ngưỡng đã tạm ngưng tất cả các sinh hoạt như: các lớp giáo lý, các lễ mừng, hành hương, dâng hoa tập trung đông người; nhưng nhờ các buổi thánh lễ online thay thế nên nhu cầu cúng bái, cầu nguyện của người dân vẫn được đảm bảo dù trong mùa dịch bệnh.

Việt Hoàng

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !