Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo
Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.
Các quyền tự do tôn giáo được bảo đảm
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội thông khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 2 (ngày 18/11/2016).
Theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ, tính đến tháng 6/2021 cả nước có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động, tăng 10 tôn giáo và 28 tổ chức so với trước khi thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (trong đó, có 36 tổ chức tôn giáo được công nhận; 4 tổ chức tôn giáo và 1 pháp môn được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo); với hơn 26,5 triệu tín đồ các tôn giáo (chiếm 27% dân số), hơn 58.000 chức sắc, 148.000 chức việc, 29.000 cơ sở thờ tự, 53 cơ sở đào tạo tôn giáo.
Cũng trong thời gian này, 62 tổ chức và cá nhân đã được tạo tài khoản và thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên hệ thống phần mềm dịch vụ công trực tuyến của Ban Tôn giáo Chính phủ. Về các ấn bản phẩm của các giáo hội cũng nở rộ sau 5 năm Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đi vào cuộc sống. Cụ thể, từ năm 2013 đến tháng 6/2021 đã có trên 6.000 xuất bản phẩm tôn giáo được xuất bản, hơn 19 triệu bản in.
Đáng chú ý, trong các ấn phẩm này nhiều xuất bản phẩm được in bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Tiếng Anh, tiếng Pháp và cả tiếng dân tộc thiểu số (như tiếng Mông, tiếng Khmer). Ngoài ra còn có 15 tờ báo, tạp chí của các Giáo hội, tổ chức tôn giáo đang hoạt động; 100% các tổ chức tôn giáo (kể cả tổ chức tôn giáo trực thuộc các giáo xứ, giáo phận) đã có website riêng.
Đặc biệt, hầu hết các cơ sở tôn giáo đã xây dựng các nền tảng/kênh mạng xã hội (Facebook, YouTube, Tiktok…) để truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tín ngưỡng. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay, các nền tảng mạng xã hội này chính là kênh sinh hoạt tôn giáo chủ đạo của giáo dân, tín đồ, Phật tử… Mặc dù các chùa chiền, nhà thờ, cơ sở tín ngưỡng vắng bóng giáo dân, tín đồ nhưng các thánh lễ vẫn diễn ra đều đặn và thu hút được đông đảo người tham gia.
Bình luận về vấn đề này, TS Nguyễn Văn Sáu, Ban Tôn giáo Chính phủ cho rằng: Những con số này (tổ chức tôn giáo mới được cấp phép hoạt động, cơ sở tôn giáo, ấn phẩm…) cho thấy, những luận điệu xuyên tạc về tự do tôn giáo ở Việt Nam như: “đàn áp, hạn chế” tự do ngôn luận trong tôn giáo; ngăn cản việc đòi dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo là không có cơ sở. Đó chỉ là ý kiến quy chụp ác ý, vì họ có thể không biết hay cố tình không hiểu một thực tế sinh động là nhiều năm qua, các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam luôn được tạo điều kiện hoạt động tư do tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam.
Ảnh minh họa. |
Bảo vệ quyền tự do tôn giáo của người dân
Điều 3, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã chỉ rõ: Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; Tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo… đáp ứng nhu cầu tinh thần của Nhân dân; Bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.
Trong khi đó, Điều 6 của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân cũng chỉ rõ: Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo của mình… Chính việc Nhà nước đảm bảo quyền tự do tôn giáo của người dân nên việc chuyển đạo, theo đạo… là hoàn toàn hợp pháp và được pháp luật bảo hộ.
Là một trong những giáo dân xa quê, Đỗ Văn Chính (Bình Lục, Hà Nam) đang sinh hoạt tại Tổng Giáo phận Sài Gòn và là thành viên của các diễn đàn sinh hoạt của giáo dân chia sẻ: Từ khi có Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, các sinh hoạt tôn giáo chỉ cần đăng ký với chính quyền (giờ đã có thể đăng ký online) thời gian, địa điểm tổ chức; thành phần và mục đích tham dự là đã dễ dàng tổ chức sinh hoạt và được bảo hộ. Hiện các sinh hoạt tôn giáo qua mạng đang nở rộ và việc truyền bá thánh ân, tổ chức các buổi lễ thánh với những giáo dân như Chính đã trở lên dễ dàng hơn rất nhiều.
Đánh giá việc thực hiện 5 năm Luật Tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam, TS Nguyễn Văn Sáu cho rằng: Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo với 95% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. “Suy cho cùng, “bàn thờ tôn giáo có nhiều nhưng bàn thờ Tổ quốc có một”. Với những bằng chứng thực tiễn sinh động về tín ngưỡng, tôn giáo chúng ta dễ thấy Đảng và Nhà nước ta đã thấy thực thi đường lối, chính về tự do tín ngưỡng, tôn giáo sách hết sức đúng đắn, nhân văn”, TS Nguyễn Văn Sáu kết luận.
Nam Phương
Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”
Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.
Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến
Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.
Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!
Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.
Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số
Nhiều mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, vươn lên thoát nghèo.
Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch
Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.
Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số
Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.
Gắn kết tình quân dân
Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.
Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng
Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.
Tình người trong đại dịch
Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.
Khoa học công nghệ thúc đẩy phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Với gần 15 triệu đồng bào dân tộc thiểu số, sinh sống trải dài ở 3/4 diện tích đất nước, vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) đến nay vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn, bất cập.