Bầu Đức "1 cây 1 con": Khi phát hiện ra chuyện con heo ăn chuối tôi đã không ngủ được!

"Lúc phát hiện ra con heo ăn chuối, tôi đã không ngủ được", ông nói. Bởi lẽ, không có chuối thì làm heo không được. Hiện, không chỉ tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn để cho ra giá thành con heo cạnh tranh, giá vốn vào 35.000 đồng/kg

"Ai khi nghe làm nông nghiệp mà đạt được lợi nhuận ngàn tỷ thì không tưởng, nhưng thực tế muốn bao nhiêu cũng được, chỉ sợ một mình mình làm không nổi". Và HAGL cũng đang rất cởi mở với những đối tác mới. Nếu có đối tác phù hợp, bầu Đức cho biết có thể sẽ phát hành mới, thu tiền về trả hết nợ - đó cũng là trăn trở lớn nhất của ông đến hiện tại.

Ở độ tuổi 60, bầu Đức trong lần chia sẻ mới nhất tâm sự sẽ lựa chọn cuộc sống bình dị với hành trình mới: "1 cây 1 con". Nhìn lại những năm thăng trầm của mình, ông cho biết có lẽ đến bây giờ cũng không còn sức để xông pha nữa, và dù rất khó khăn để đưa ra quyết định buông HAGL Agrico (HNG), song sau tất cả đến nay bản thân ông đã có thể có giấc ngủ ngon.

Tập trung trồng chuối và nuôi heo, thoạt nghe rất dung dị so với những lĩnh vực trong quá khứ của Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HAG), nhưng thực tế người cầm cương phải mất đến 10 năm mới tìm ra được.

"Lúc phát hiện ra con heo ăn chuối, tôi đã không ngủ được", ông nói. Bởi lẽ, không có chuối thì làm heo không được. Hiện, không chỉ tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn để cho ra giá thành con heo cạnh tranh (giá vốn vào mức 35.000 đồng/kg), mảng chuối của bầu Đức còn ước tính lãi thêm 150 triệu đồng/ha (trên số thải ra, so với mức lợi nhuận quân bình trước đây là 400 triệu đồng/ha).

Theo đó, với 20.000ha đất còn lại, HAGL thời gian tới sẽ tập trung hai mảng chủ lực là trồng chuối và nuôi heo. Riêng năm 2022, Công ty kỳ vọng lợi nhuận sẽ quay về mốc ngàn tỷ đồng, cao gấp 10 lần so với năm 2021. Công ty cũng đặt mục tiêu trả hết nợ trong tương lai gần, và lợi nhuận HAGL quay về mốc 3.000 – 5.000 tỷ đồng theo bầu Đức là hoàn toàn khả thi.

Dĩ nhiên, chuyện kinh doanh khó có thể nói trước. Những gì hiện hữu hôm nay chỉ có thể là niềm tin đang dần quay trở lại với ban lãnh đạo cũng như cổ đông HAGL. Đơn cử, sau đợt điều chỉnh mạnh, khoảng nửa giáp Tết giá heo hơi bắt đầu tăng lên vùng 55.000 – 60.000 đồng/kg đang là minh chứng cho kỳ vọng trên.

Bầu Đức và hành trình mới 1 cây 1 con: Khi phát hiện ra chuyện con heo ăn chuối tôi đã không ngủ được, tháng 3/2022 sẽ công bố thương hiệu heo HAGL - Ảnh 1.
 
Bầu Đức và hành trình mới 1 cây 1 con: Khi phát hiện ra chuyện con heo ăn chuối tôi đã không ngủ được, tháng 3/2022 sẽ công bố thương hiệu heo HAGL - Ảnh 2.

Con heo HAGL.

"Heo ăn chuối" của HAGL có giá vốn chỉ khoảng 35.000 đồng/kg, nếu giá heo hồi phục có thể đạt mức biên lãi gộp đến 50%

Bắt đầu nuôi heo từ năm 2020, đến nay HAGL đã xây được 7 cụm chuồng với công suất khoảng 400.000 con heo thịt/năm. Sang năm 2022, HAGL dự kiến cải tạo thêm 10.000ha để trồng chuối và xây dựng mới 9 cụm chuồng nuôi heo với công suất lên tới 1 triệu con/năm. Trong đó, heo HAGL được ông ví là "độc nhất vô nhị" vì được nuôi hoàn toàn bằng hữu cơ, cụ thể là chuối.

Bầu Đức và hành trình mới 1 cây 1 con: Khi phát hiện ra chuyện con heo ăn chuối tôi đã không ngủ được, tháng 3/2022 sẽ công bố thương hiệu heo HAGL - Ảnh 4.

Chuối cho heo nái ăn lấy sữa.

"Lúc mới nuôi tôi cũng tìm hiểu về các loại cám, nhưng sau này mới thấy trong cám thường có chất tăng trọng sẽ khiến chất lượng heo không mấy khác biệt. Tại HAGL, con heo không chỉ ăn chuối là nguồn thức ăn hữu cơ, mà cám tự sản xuất còn có thảo mộc sẽ thay thế kháng sinh, tránh bệnh tật cho con heo", bầu Đức cho biết.

Hiện, 100% chuối HAGL trồng ra sẽ xuất khoảng 50%, còn lại tái sử dụng cho chăn nuôi. Sau thời gian thử nghiệm, các chuyên gia của HAGL đã tìm ra công thức chế biến thức ăn cho heo với 40% thành phần là chuối, còn lại là bắp, đậu nành, vi chất, thảo mộc… giúp heo HAGL có giá thành thấp vì thức ăn chăn nuôi chiếm 80% giá thành. Ngoài ra, do chế độ dinh dưỡng khác biệt, chất lượng thịt heo HAGL cũng đặc biệt so với các sản phẩm trên thị trường.

Trong đó, với nhóm heo nái, chuối được ủ chín và cho ăn trực tiếp, giúp gia tăng lượng sữa nuôi con. Còn nhóm nuôi lấy thịt, trái chuối sẽ được sơ chế và phơi khô xay lấy bột trộn với các loại vitamin, đậu nành để tạo ra một công thức riêng đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho heo con phát triển.

Bầu Đức và hành trình mới 1 cây 1 con: Khi phát hiện ra chuyện con heo ăn chuối tôi đã không ngủ được, tháng 3/2022 sẽ công bố thương hiệu heo HAGL - Ảnh 4.

Chuối cho heo nái ăn lấy sữa.

Bầu Đức và hành trình mới 1 cây 1 con: Khi phát hiện ra chuyện con heo ăn chuối tôi đã không ngủ được, tháng 3/2022 sẽ công bố thương hiệu heo HAGL - Ảnh 5.

Chuối cho heo nái ăn lấy sữa.

Bầu Đức và hành trình mới 1 cây 1 con: Khi phát hiện ra chuyện con heo ăn chuối tôi đã không ngủ được, tháng 3/2022 sẽ công bố thương hiệu heo HAGL - Ảnh 6.

Trái chuối được sơ chế và phơi khô xay lấy bột trộn với các loại vitamin, đậu nành... để làm cám.

Bầu Đức và hành trình mới 1 cây 1 con: Khi phát hiện ra chuyện con heo ăn chuối tôi đã không ngủ được, tháng 3/2022 sẽ công bố thương hiệu heo HAGL - Ảnh 7.

Trái chuối được sơ chế và phơi khô xay lấy bột trộn với các loại vitamin, đậu nành... để làm cám.

Bầu Đức và hành trình mới 1 cây 1 con: Khi phát hiện ra chuyện con heo ăn chuối tôi đã không ngủ được, tháng 3/2022 sẽ công bố thương hiệu heo HAGL - Ảnh 8.

Năm 2022 nâng công suất lên 1 triệu con heo/năm thì HAGL cũng sẽ nâng công suất nhà máy cám.

Sở hữu chuỗi nuôi trồng khép kín, biên lợi nhuận gộp mảng heo của HAGL đang vào mức 30%. Nếu giá heo hồi phục về mức 90.000 đồng/kg thì hiệu suất lợi nhuận của HAGL có thể lên đến 50%. Chưa kể, từ khi dùng chuối thải ra để nuôi heo, Công ty cũng lãi thêm 150 triệu/ha. "Chuối được chọn xuất khẩu đã gánh hết chi phí trồng chuối nên nguồn chuối thải này tạm tính giá trị là 0 đồng. HAGL từng tính đến việc chế biến một số sản phẩm như chuối sấy, bột chuối nhưng không tìm được nơi tiêu thụ. Trước khi được sử dụng để làm thức ăn cho heo, chuối này chỉ dùng làm phân bón", bầu Đức chia sẻ thêm.

HAGL đang làm việc với đối tác độc quyền, dự kiến ra mắt thương hiệu con heo riêng HAGL vào tháng 3/2022

Nói về chất lượng con heo, HAGL khẳng định không phải bản thân tự thấy ngon, mà đã đưa heo cho nhiều đầu bếp tại các nhà hàng, khách sạn 5 sao để họ thử và đều được đánh giá rất cao vì thịt heo ăn chuối nhiều nạc, thịt thơm, mềm. Thời gian tới, HAGL có thể sẽ bắt đầu xây dựng thương hiệu con heo HAGL.

"HAGL đã tính toán việc làm thương hiệu riêng rất lâu, sắp tới có thể bắt đầu với con heo. Hiện HAGL đang làm việc với đối tác độc quyền, dự kiến ra mắt thương hiệu con heo riêng HAGL và sẽ công bố chính thức vào tháng 3 năm nay", ông nói.

Theo tiết lộ, thương hiệu heo HAGL đâu đó sẽ được định vị là heo ăn chuối, heo thảo mộc… hoặc đại loại thế. Nhìn xa hơn, với 20.000ha đất còn lại (đang khai thác 10.000ha, còn lại 10.000ha đất sạch), nếu được khai thác hết đủ để HAGL đạt được 1 tỷ USD, bầu Đức nhấn mạnh.

"Đúng là với HAGL heo là một ngành mới, nhưng nói đến chăn nuôi heo quan trọng phải nằm ở vùng cách ly tuyệt đối được, cho nên vị trí chăn nuôi là rất quan trọng và yếu tố này HAGL đang có lợi thế rất tốt. Chưa bao giờ tôi tự tin như hôm nay, HAG sẽ làm mảng heo mạnh hơn những gì báo cáo. Nói tới nuôi heo thì HAG không có chuyện lỗ".

Bầu Đức và hành trình mới 1 cây 1 con: Khi phát hiện ra chuyện con heo ăn chuối tôi đã không ngủ được, tháng 3/2022 sẽ công bố thương hiệu heo HAGL - Ảnh 9.

Cụm nuôi heo HAGL.

Bầu Đức và hành trình mới 1 cây 1 con: Khi phát hiện ra chuyện con heo ăn chuối tôi đã không ngủ được, tháng 3/2022 sẽ công bố thương hiệu heo HAGL - Ảnh 10.
 
Bầu Đức và hành trình mới 1 cây 1 con: Khi phát hiện ra chuyện con heo ăn chuối tôi đã không ngủ được, tháng 3/2022 sẽ công bố thương hiệu heo HAGL - Ảnh 11.
 
Bầu Đức và hành trình mới 1 cây 1 con: Khi phát hiện ra chuyện con heo ăn chuối tôi đã không ngủ được, tháng 3/2022 sẽ công bố thương hiệu heo HAGL - Ảnh 12.
 

Nhìn chung, sản phẩm chuối và thịt heo là hai loại thực phẩm cơ bản và thiết yếu đối với cuộc sống, nhu cầu cao và thị trường tiêu thụ rộng lớn điển hình là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... Đặc biệt là thị trường Trung Quốc – nơi được ví nếu sản xuất ra cái gì mà dân họ tiêu thụ thì sẽ không bao giờ làm xuể.

"Ai khi nghe làm nông nghiệp mà đạt được lợi nhuận ngàn tỷ thì không tưởng, nhưng thực tế muốn bao nhiêu cũng được, chỉ sợ một mình mình làm không nổi". Và HAGL cũng đang rất cởi mở với những đối tác mới. Nếu có đối tác phù hợp, người đứng đầu cho biết có thể sẽ phát hành mới, thu tiền về trả hết nợ - đó cũng là trăn trở lớn nhất của ông đến hiện tại.

https://cafef.vn/bau-duc-va-hanh-trinh-moi-1-cay-1-con-khi-phat-hien-ra-chuyen-con-heo-an-chuoi-toi-da-khong-ngu-duoc-thang-3-2022-se-cong-bo-thuong-hieu-heo-hagl-20220127161150969.chn

Theo cafef.vn

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.