Nỗi cô đơn và hoảng loạn của 1.450 đứa trẻ Afghanistan một mình ở Mỹ sau sơ tán

Trong số 1.450 trẻ Afghanistan một mình ở Mỹ sau sơ tán, hàng trăm em đang vô cùng cô đơn và hoảng sợ do không biết bao giờ được đoàn tụ với gia đình. 

Hàng đêm khi được người dì đưa lên giường ngủ, cô bé 8 tuổi lại khóc nức nở. Giữa đêm tỉnh dậy, cậu thiếu niên 17 tuổi ôm chầm lấy chiếc gối và liên tục gọi tên cậu em trai. Đây là hai trong số 1.450 đứa trẻ ở Afghanistan được sơ tán tới Mỹ mà không có bố mẹ đi cùng kể từ tháng Tám.

Sau nhiều tháng sống trên đất Mỹ, các em vẫn không thể biết khi nào và liệu cả gia đình còn có cơ hội để đoàn tụ hay không. 

“Quá sốc khi biết hơn 1.000 đứa trẻ đang ở Mỹ mà không có bố mẹ đi cùng. Bọn trẻ chắc chắn cảm thấy cô đơn và sợ hãi”, Tiến sĩ Sabrina Perrino, một bác sĩ nhi khoa tại California chia sẻ.

{keywords}
Người dân Afghanistan lên máy bay C-17 Globemaster III của không quân Mỹ để đi sơ tán hồi tháng Tám. (Ảnh: AP) 

Nhiều đứa trẻ đã cố gắng cùng gia đình chạy thoát khỏi Afghanistan, nhưng trong lúc ra sân bay và gặp cảnh hỗn loạn, các thành viên trong gia đình bị lạc mất nhau. Một vài đứa trẻ không biết bố mẹ mình ở đâu sau vụ đánh bom xảy ra ở Sân bay Quốc tế Hamid Karzai tại thủ đô Kabul khiến 170 người thiệt mạng và ít nhất 200 người khác bị thương. Đáng tiếc không ít cha mẹ của những đứa trẻ này là nạn nhân tử vong trong vụ đánh bom.

Các quan chức Mỹ cho biết, phần lớn trong số 1.450 trẻ em Afghanistan được đưa tới Mỹ mà không có bố mẹ đi cùng đã nhanh chóng được chuyển tới sống với bố mẹ cùng đi chạy loạn và những người họ hàng đã sống ở Mỹ từ trước. Một số em cũng đã được đoàn tụ với bố mẹ sau thời gian sống một mình trong các trại tị nạn ở Mỹ.

Nhưng khoảng 250 trẻ vẫn đang được các nhân viên chính phủ Mỹ chăm sóc, theo số liệu được Văn phòng Tái định cư người tị nạn (ORR) chia sẻ với CNN. Phần lớn trong số 250 trẻ này không có bất cứ thành viên nào trong gia đình hay họ hàng sống ở Mỹ để đoàn tụ.

Không ít trẻ em Afghanistan đã bị sang chấn tâm lý sau khi chứng kiến những gì từng xảy ra ở đất nước mình, và giờ lại phải sống trong tâm trạng bị lãng quên và lo sợ không biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo. 

Phao cứu sinh

Với hai cậu thiếu niên Ramin (17 tuổi) và Emal (16 tuổi), hai em không hề mong muốn đi sơ tán tới Mỹ mà không có bố mẹ đi cùng. Ramin và Emal là hai người bạn thân và hàng xóm của nhau khi còn sống ở thủ đô Kabul. Họ cùng các thành viên trong hai gia đình nhanh chóng đi ra sân bay Kabul để sơ tán vào tháng Tám. Nhưng họ đã bị ly tán vì vụ đánh bom liều chết. Chỉ có 2 cậu và người bác là lên được máy bay để tới Mỹ, còn bố mẹ và các em của 2 thiếu niên đã bị bỏ lại phía sau.

Bà Wida Amir, một thành viên thuộc Tổ chức người Mỹ gốc Afghanistan, cho hay khi đặt chân tới Mỹ vào tháng Chín, Ramin đã rất hoảng loạn và liên tục nói “Hãy đưa cháu trở lại, đưa cháu về”.

Nguyên nhân là Ramin không ngừng lo lắng về sự an toàn của bố mẹ và các em. Khi còn sống ở Kabul, Ramin dành tới 24 giờ mỗi ngày bên cạnh cậu em trai 18 tháng tuổi, nên cậu không thể tưởng tượng được cuộc sống sẽ ra sao khi hai anh em mỗi người một nơi.

Vào một đêm tại trại tị nạn ở bang Virginia, nơi Ramin và Emal được bố trí ở tạm sau khi đặt chân tới Mỹ, Ramin đã bừng tỉnh và ôm chầm lấy chiếc gối trong khi miệng liên tục gọi tên cậu em trai nhỏ tuổi.

Sau hơn một tháng sống trong khu tạm trú, Ramin và Emal được chuyển tới sống với gia đình người bác của Emal. Người bác này đã tới sống ở Mỹ cách đây 5 năm theo chương trình cấp visa đặc biệt sau thời gian làm việc cho tổ chức USAID ở Afghanistan.

Hai cậu thiếu niên cũng bắt đầu đi học ở trường cấp 3 và hy vọng sẽ xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn ở Mỹ. Nhưng tâm trí hai cậu không thể yên bình, do họ vẫn luôn lo lắng cho cuộc sống và sự an toàn của những thành viên gia đình bị bỏ lại ở Afghanistan.

Những cuộc điện thoại hình ảnh (video call) hàng ngày trở thành chiếc phao cứu sinh giúp 2 cậu thiếu niên vơi đi nỗi nhớ nhà.

“Cả nhà chỉ nhìn nhau khóc mà không ai nói được câu nào”, Emal nhớ lại cuộc gọi video call đầu tiên với bố mẹ ở Afghanistan.

“Nếu không được nói chuyện hoặc nhìn mặt người nhà, cháu sẽ không thể ngủ được”, Emal nói thêm.

Hai cậu thiếu niên vẫn mong mỏi một ngày nào đó cả nhà sẽ được đoàn tụ ở Mỹ. Nhưng gia đình họ không chắc chuyện này có thể xảy ra không. “Đó là điều cháu luôn mong muốn và hy vọng”, Emal nhấn mạnh.

Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ cho hay chính phủ đang nỗ lực để giúp những đứa trẻ Afghanistan được sơ tán tới Mỹ mà không có người thân đi cùng sớm được tụ với bố mẹ và người thân vẫn còn đang bị mắc kẹt ở Afghanistan. Tuy nhiên, việc rời khỏi Afghanistan hiện vô cùng khó khăn. Do đó, quá trình đoàn tụ của các em sẽ còn nan giải và mất nhiều thời gian.

Mỗi lần cô Sima Quraishi tới thăm khu tạm trú của những đứa trẻ Afghanistan ở Chicago, cô đều được nghe những tâm sự về nỗi nhớ nhà và nhớ bố mẹ của bọn trẻ.

“Chúng nói ‘Cô trông giống mẹ cháu’. Bọn trẻ ôm chầm lấy tôi và kể chuyện về bố mẹ chúng”, cô Quraishi, người đứng đâu Trung tâm Nguồn lực Phụ nữ Hồi giáo tâm sự.

Cô Quraishi kể rằng bọn trẻ khiến cô nhớ lại tuổi thơ của mình. Sinh ra ở Afghanistan, nhưng cô Quraishi được đưa tới Mỹ hơn 30 năm trước dưới dạng trẻ mồ côi. Cô luôn động viên bọn trẻ và nhắc các em đừng từ bỏ hy vọng.

Cô Jennifer Vanegas tại Trung tâm Quyền Người tị nạn ở Michigan cũng cho hay, “Thật đau lòng khi nhiều gia đình vẫn đang phải lẩn trốn, họ không có đủ thức ăn, không có đường trốn. Nhiều đứa trẻ được sơ tán tới Mỹ gặp vấn đề về ăn uống, bởi các em biết người thân của mình bị đói”.

{keywords}
Bé Mina và Ahmad Faisal được đoàn tụ với người dì tại Mỹ. (Ảnh: CNN)

Khoảng trống không thể lấp đầy

Ngay cả với những đứa trẻ dù được đoàn tụ với họ hàng sống ở Mỹ, quãng thời gian sống xa bố mẹ cũng vô cùng khó khăn.

Cô Ferishta cảm nhận được nỗi đau trên khuôn mặt của cháu gái và cháu trai mỗi ngày. Dù đang sống với dì ở bang Virginia, nhưng tâm hồn hai đứa trẻ vẫn luôn hướng về Afghanistan.

Trở lại hồi tháng Tám, cô bé Mina (8 tuổi) và cậu bé Ahmad Faisal (13 tuổi) cùng bố mẹ và anh trai đi sơ tán khỏi Afghanistan, nhưng họ bị chia lia sau vụ đánh bom ở sân bay Kabul.

Hai đứa trẻ được đưa tới Mỹ hồi tháng Chín nhờ người hàng xóm. Tuy nhiên, mẹ của chúng đã tử vong trong vụ đánh bom, còn bố và anh trai bị bỏ lại ở Afghanistan.

Sau nhiều tháng giấu giếm chuyện người mẹ qua đời, các thành viên trong nhà quyết định để hai đứa trẻ biết tin dữ và chúng đã vô cùng suy sụp.

“Hàng đêm đi ngủ con bé đều khóc. Đôi khi rất khó để ru con bé vào giấc ngủ”, cô Ferishta cho hay.

Dù làm mọi cách trấn an bọn trẻ nhưng theo cô Ferishta, hơn bao giờ hết hai đứa trẻ cần người bố ở bên cạnh. Bởi sau quãng thời gian điều trị vết thương ở bệnh viện Landstuhl tại Đức và Trung tâm Y tế Quân sự Walter Reed, bọn trẻ đã phải trải qua quãng thời gian 20 ngày sống một mình ở trại tạm trú thuộc bang Virginia, trong lúc chờ người dì Ferishta tìm thấy và đưa về nhà. Khi đang phải vận lộn thích ứng với cuộc sống ở Mỹ, hai đứa trẻ lại chịu thêm nỗi đau khi biết tin người mẹ đã mất.

Theo cô Ferishta, hai đứa trẻ đã quá may mắn, bởi nếu người hàng xóm không liên lạc với bố của Mina và Faisal, cô cũng không thể biết được thông tin hai đứa trẻ đã được đưa tới đâu để tới tìm.

Bởi thực tế, tên và ngày sinh của hai đứa trẻ trên các giấy tờ chính thức phục vụ cuộc sơ tán đã bị bố mẹ cố tình ghi sai. Đây cũng là tình cảnh chung của nhiều đứa trẻ Afghanistan được sơ tán tới Mỹ mà không có bố mẹ đi cùng. Do đó, khi bị thất lạc, việc tìm kiếm những đứa trẻ để đưa về với gia đình và người thân là vô cùng khó khăn.

Nạn đói khủng khiếp ở Afghanistan khiến bé 3 tuổi chỉ nặng như trẻ sơ sinh

Nạn đói khủng khiếp ở Afghanistan khiến bé 3 tuổi chỉ nặng như trẻ sơ sinh

Nạn đói khủng khiếp tấn công khiến nhiều trẻ em ở Afghanistan bị suy dinh dưỡng nặng và phải nhập viện điều trị ròng rã. 

Minh Thu (lược dịch)

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Đang cập nhật dữ liệu !