Thế Giới Di Động tự ý giảm tiền thuê mặt bằng: Không được mở cửa, sao phải trả tiền?

Mới đây, Công ty Đầu tư Thế giới Di động gửi tới đối tác về việc không trả tiền thuê mặt bằng do ảnh hưởng của dịch Covid -19, gây xôn xao dư luận.

Trao đổi với PV Infonet về vấn đề nêu trên, luật sư Ngô Huỳnh Phương Thảo – Công ty luật TAT Law firm cho rằng: “Mục đích thuê là để kinh doanh, không được kinh doanh, tại sao phải trả tiền? Dịch bệnh bùng phát nhanh chóng, lan rộng là một sự kiện khách quan, không thể lường trước được, gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp.

{keywords}
Luật sư Ngô Huỳnh Phương Thảo phân tích về vụ việc.

Tuy nhiên, nếu chứng minh sự kiện này là sự kiện bất khả kháng để doanh nghiệp không phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền thuê mặt bằng còn phải chứng minh các yếu tố khác theo luật định, như: “không thể khắc phục được”, “mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.

Có ý kiến cho rằng, sự kiện bất khả kháng phải thỏa mãn yếu tố hợp đồng “không thể thực hiện được” và từ đó cho rằng bản thân Covid -19 không phải là sự kiện bất khả kháng. Thực tế, luật không quy định về yếu tố “không thể thực hiện được” đối với sự kiện, để xác định đó là sự kiện bất khả kháng.

Từ đó, luật sư Thảo nêu quan điểm: “Trong trường hợp vì Covid-19 dẫn đến cơ quan có thẩm quyền, ban hành quyết định hạn chế, cấm đoán (chẳng hạn như hạn chế lưu thông, không được phép mở cửa hàng kinh doanh các mặt hàng không thiết yếu…) thì chính quyết định này cũng nên được xem là một sự kiện miễn trừ nghĩa vụ thanh toán.

"Mục đích của việc thuê mặt bằng là để kinh doanh, nhưng khi nhà nước giãn cách xã hội thì họ không thể kinh doanh được, không được kinh doanh thì sao họ phải trả tiền", luật sư nói.

{keywords}
Ồn ào vụ Thế Giới Di Động tự giảm tiền thuê.

Bên cạnh đó, nếu hợp đồng có ghi nhận thỏa thuận ‘dịch bệnh’ là ‘sự kiện bất khả kháng’ thì hai bên có nghĩa vụ tuân thủ thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết các tranh chấp tương tự, chúng tôi nhận thấy dịch bệnh như hiện nay là chưa có tiền lệ, nên chưa thấy có hợp đồng thuê mặt bằng nào đưa thỏa thuận này, làm căn cứ xác định sự kiện bất khả kháng.

Nếu hợp đồng không có thỏa thuận ‘dịch bệnh’ là ‘sự kiện bất khả kháng’, thì Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ xem xét 03 yếu tố của ‘sự kiện bất khả kháng’ quy định tại Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015, đó là: khách quan, không thể lường trước và không thể khắc phục được để làm căn cứ giải quyết vụ việc.

Thực tế, các doanh nghiệp bị tác động do dịch bệnh hiện nay là điều không phải bàn cãi và các doanh nghiệp cũng không thể khắc phục được những khó khăn, ngay cả khi đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết, nên cần coi đại dịch Covid -19 là sự kiện bất khả kháng.

Có nhiều quan điểm rằng, Thế giới di động đã lãi hơn 2.500 tỷ đồng trong sáu tháng đầu năm, việc phải bỏ tiền ra bù đắp cho giai đoạn này là chuyện đương nhiên. Thiết nghĩ, chuyện kinh doanh có lãi chuyện của họ, đây là lãi của sáu tháng trước đây, nhưng hiện nay, TGDĐ đang đàm phán, trao đổi, bày tỏ ý kiến của họ về ba tháng khó khăn dịch bệnh hiện tại, chúng ta không nên mở rộng vấn đề lợi nhuận của doanh nghiệp trong quá khứ”.

Theo luật sư Thảo, trong tình huống này, chúng ta cũng không nên đặt ra vấn đề kiện được hay không, bởi cứ có xung đột, có mâu thuận là có quyền kiện, tòa án sẽ thụ lý giải quyết, việc giải quyết của tòa án trên cơ sở hợp đồng của các bên và pháp luật hiện hành, dù những căn cứ đó có phù hợp hay chưa phù hợp với thực tế đời sống xã hội.

Trong sự việc này, chúng ta đừng nhìn một chiều như góc nhìn của phần lớn dư luận hiện nay. Ngoài góc nhìn của người cho thuê, thì phải có thêm góc nhìn của người đi thuê, mới đảm bảo tính hợp lý công bằng, để từ đó thay đổi những tư duy cũ, ngay cả pháp luật cũng cần thay đổi để bám sát các vấn đề thực tiễn của xã hội dân sinh.

Thời điểm này, thiết nghĩ giữa người đi thuê và người cho thuê cần phải tiến đến gặp nhau ở một điểm chung, cùng chia sẻ gánh nặng với nhau, tạo nên sự hài hòa lợi ích. Đảm bảo các bên hợp tác lâu dài, tránh trường hợp “ăn xổi ở thì”, “tát cạn bắt lấy”, theo kiểu “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”.

Sau đây, khi tiến hành thỏa thuận, giao kết hợp đồng, các bên cần xác lập điều khoản thỏa thuận về sự kiện bất khả kháng trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh tương tự như dịch Covid – 19, để từ đó hạn chế phát sinh những tranh chấp. ở góc độ nhà nước, TANDTC cần có hướng dẫn cụ thể, để xác định dịch bệnh Covid - 19 hoặc các dịch bệnh tương tự, được coi là sự kiện bất khả kháng, để làm căn cứ giải quyết.

Tiến Anh

Loạt ô tô giảm 100% phí trước bạ trong tháng 6, nhiều nhất gần 250 triệu đồng

Hiện tại, nhiều hãng xe như Honda, Mitsubishi, vẫn đang mạnh tay ưu đãi tới 100% phí trước bạ cho người tiêu dùng mua xe mới trong tháng 6 nhằm kích cầu tiêu dùng.

Nắng nóng đỉnh điểm, ông lớn ngành giải khát, sữa, cà phê làm ăn ra sao?

Nhiều doanh nghiệp nước giải khát, sữa, cà phê Việt khiến các tập đoàn tiếng tăm nước ngoài gặp không ít khó khăn. Sau đại dịch Covid-19 và trong đợt nắng nóng, các DN Việt đang làm ăn ra sao?

Trung Quốc khen nông sản Việt ngon, DN vẫn mua bán lẻ tẻ, đứt đoạn

Phía Trung Quốc khen chất lượng nông sản Việt ngon, muốn mua lượng lớn. Tuy nhiên, doanh nghiệp hai bên vẫn còn mua bán lẻ tẻ rồi đứt đoạn, chưa có sự kết nối để tạo thành chuỗi giá trị cung ứng bền vững.

Bản tin tài chính sáng 6/6: Giá vàng và dầu tăng, USD quay đầu giảm

Giá vàng thế giới tăng trong phiên đầu tuần. Giá xăng dầu thế giới cũng tăng mạnh. Còn giá USD quay đầu giảm. Chỉ số DXY mất mốc 104 điểm.

Cổ phiếu đắt nhất sàn chứng khoán 'thoát hiểm'

Cổ phiếu có giá cao nhất sàn chứng khoán được đưa ra khỏi diện hạn chế giao dịch kể từ ngày 5/6.

Giá vàng hôm nay 6/6: Dập dìu tăng giá

Giá vàng thế giới tăng trở lại sau báo cáo về ngành dịch vụ tại Mỹ giảm mạnh so với dự kiến. Kim loại quý chưa tìm thấy xu hướng đi mới, ngay cả khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nhiều khả năng dừng tăng lãi suất.

Giá xăng dầu hôm nay 6/6: Tăng mạnh do lo ngại nguồn cung

Giá xăng dầu hôm nay (6/6) trên thị trường thế giới tiếp đà đi lên từ phiên trước. Giá xăng dầu tăng mạnh do lo ngại nguồn cung sụt giảm.

Xổ số TP.HCM thu hơn 11.000 tỷ, lãi trước thuế gần 1.700 tỷ đồng

Năm 2022, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết TP.HCM thu gần 10.800 tỷ đồng từ kinh doanh xổ số truyền thống và xổ số cào. Lợi nhuận trước thuế của công ty đạt 1.692 tỷ đồng, tăng hơn 500 tỷ đồng so với năm trước đó.

Giám sát chặt các ngân hàng để tiền không chảy vào dự án 'sân sau'

Đại biểu Hà Sỹ Đồng cảnh báo, một khi giám sát không chặt chẽ, các chủ sở hữu có thể chi phối để dòng tiền chảy vào các dự án “sân sau” của mình.

Mất điện khắp nơi: Dân lùng mua, 'cháy hàng' quạt sạc

Để chống đỡ cái nắng gay gắt, lại mất điện liên tục, anh Trần Văn Tú (Vĩnh Phúc) đành mua quạt sạc điện. Nhưng lùng khắp các cửa hàng trên địa bàn tỉnh, anh vẫn không mua được vì nơi nào cũng báo "cháy hàng".