Thanh Hóa: Tăng cường quản lý, bảo vệ, sử dụng phát triển rừng ven biển

Những năm qua, Thanh Hóa đã tăng cường thực hiện công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thanh Hóa tăng cường công tác quản lý đối với rừng phòng hộ ven biển.

Trồng mới diện tích rừng ven biển

Thanh Hóa đã thực hiện nhiều giải pháp với sự ủng hộ, hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng ven biển và đạt được nhiều kết quả cao.

Trong đó, hàng năm bình quân trên toàn tỉnh Thanh Hóa trồng mới được gần 100 ha rừng ven biển, khoán bảo vệ rừng đạt trên 2.500 ha/năm theo các chương trình, dự án, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, rừng trồng ngập mặn-giảm thiểu rủi ro thảm họa do Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản tài trợ…

Ngoài ra, còn đầu tư phát triển rừng ngập mặn phòng hộ tại các xã ven biển huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) do Quỹ thiên tai miền Trung tài trợ; các dự án rừng ngập mặn phòng hộ ven biển chống xói lở bờ biển; trồng cây chắn sóng thuộc dự án cũng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển, đê cửa sông, duy tu đê biển…đã nâng diện tích rừng ven biển trên toàn tỉnh lên 5.635,76 ha, nâng độ che phủ của rừng ven biển đạt 15,73% góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, do tình hình biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, nghiêm trọng với nhiều thách thức; trong đó Thanh Hóa là một trong những tỉnh ven biển chịu ảnh hưởng trực tiếp với tần suất, diễn biến của bão, áp thấp nhiệt đới ngày càng bất thường, hiện tượng nhiễm mặn, thiếu nước sinh hoạt có xu hướng gia tăng nên việc trồng và bảo vệ rừng ven biển càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Tăng cường quản lý, bảo vệ

Để tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các Sở NN&PTNT, Sở TN&MT, Sở Tài chính, Sở KH&ĐT, UBND các huyện, thành phố ven biển tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị định số 119/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ về một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển đối phó với biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng giao cụ thể công việc đối với UBND các huyện, thành phố ven biển cần phải xác định việc quản lý, bảo vệ phát triển rừng ven biển là nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt ưu tiên trong hệ thống nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 8/8/2017 của Chính phủ…

Tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng ven biển sang mục đích khác; quản lý; chấp hành nghiêm túc định hướng Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2025 đã được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 55/NQ-HĐND ngày 12/7/2017, Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3230/QĐ-UBND ngày 29/07/2017 về việc hạn chế đối đa việc chuyển mục đích sử dụng rừng ven biển để sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thủy sản làm suy giảm diện tích và chất lượng rừng.

Cũng như chỉ đạo Hạt kiểm lâm, Công an huyện và các đơn vị, chủ rừng, UBND các xã, phường, thị trấn đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm tra, bảo vệ rừng ven biển; chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm hành vi xâm canh, lấn chiếm, phá rừng hay chuyển đổi mục đích sử dụng rừng ven biển sang mục đích sử dụng khác trái quy định của pháp luật.

Đối với Sở NN&PTNT đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân, chủ rừng tích cực tham gia bảo vệ, khôi phục và trồng mới rừng ven biển; chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương chủ động phát hiện và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, chủ rừng vi phạm về các quy định về quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng ven biển.

Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các Sở TN&MT, Sở KH&ĐT, Tài chính, Xây dựng, UBND các huyện, thành phố rà soát toàn diện các dự án trồng rừng ven biển đã được phê duyệt, xác định và bố trí đất để trồng rừng, ưu tiên nguồn lực để khôi phục, trồng rừng ven biển ngay đầu năm 2018.

Sở TN&MT phối hợp với Sở NN&PTNT, UBND các huyện, thành phố rà soát, cập nhật thông tin, tổng hợp các dự án sử dụng đất có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng ven biển. Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh thu hồi đối với hành lang bảo vệ bờ biển, hành lang an toàn bảo vệ đê, diện tích lấn chiếm, sử dụng hoặc chuyển đổi sai mục đích để khôi phục, trồng lại rừng ven biển…

Trần Nghị

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !