Tháng tưng bừng của cổ đông bất động sản

Dù thị giá vẫn thấp hơn 50-70% so với đầu năm, đà phục hồi mạnh trong nửa sau của tháng 11 đã giúp các nhà đầu tư cổ phiếu bất động sản có tháng giao dịch tích cực nhất từ đầu năm.

Bất động sản là nhóm cổ phiếu tăng tích cực nhất trong nửa sau của tháng 11. Ảnh: Hoàng Hà.

Kết phiên giao dịch 1/12, cổ phiếu L14 của Công ty CP Licogi 14 (niêm yết trên HNX) tiếp tục ghi nhận mức tăng kịch trần 10%, đóng cửa ở 56.600 đồng/đơn vị. Đáng chú ý, đây đã là phiên tăng trần thứ 12 liên tiếp của cổ phiếu này sau chuỗi giảm liên tục kéo dài từ đầu năm.

Với đà tăng trần liên tiếp, thị giá L14 đã tăng một mạch hơn 209% chỉ sau nửa tháng, trở thành cổ phiếu có mức tăng mạnh nhất thị trường giai đoạn này. Đà tăng này cũng giúp L14 khép lại tháng 11 với mức tăng ròng hơn 55%, dù trước đó đã giảm sàn liên tục trong hai tuần đầu tháng.

Đây cũng là tháng giao dịch tích cực nhất từ đầu năm của mã cổ phiếu gắn liền với tên tuổi ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Thành viên HĐQT Licogi 14, (hay còn được gọi là thầy A7).

Tuy vậy, đà phục hồi kể trên vẫn chưa thể bù đắp mức giảm của cổ phiếu L14 từ đầu năm (vẫn thấp hơn gần 80%).

Tháng tích cực nhất từ đầu năm

Không riêng cổ phiếu L14, trong nửa sau của tháng 11, thị trường chứng khoán trong nước đã ghi nhận đà phục hồi ấn tượng của nhóm cổ phiếu ngành bất động sản với nhiều mã tăng gấp rưỡi, gấp đôi giai đoạn này.

Tương tự L14, mã CEO của Tập đoàn CEO cũng ghi nhận mức tăng gần 160% trong nửa sau của tháng 11, hiện giao dịch ở mức 20.000 đồng/đơn vị. Dù vẫn thấp hơn 74% so với giá giao dịch đầu năm, đà phục hồi mạnh trong hai tuần qua đã giúp CEO khép lại tháng 11 với mức tăng gần 42% và là tháng tăng giá đầu tiên sau 10 tháng giảm liên tiếp trước đó.

Cũng ghi nhận hàng loạt phiên tăng trần liên tiếp giai đoạn này, cổ phiếu NLG của Công ty CP Đầu tư Nam Long đã khép lại tháng 11 với mức tăng 25% và cao hơn 60% so với đáy ghi nhận vào giữa tháng. Giống L14 và CEO, dù phục hồi tích cực, hiện thị giá NLG vẫn thấp hơn gần 80% so với đầu năm.

- Biến động giá cổ phiếu bất động sản trong tháng 11:

Cổ phiếu Giá hiện tại (đồng/cp) Cuối tháng 10 Vùng thấp nhất tháng 11
Giá Thay đổi Giá Thay đổi
L14 56.600 36.400 55% 18.300 209%
CEO 20.000 13.500 48% 8.100 147%
DIG 16.900 17.700 -5% 10.100 67%
HQC 2.820 2.370 18% 1.610 75%
SCR 6.400 6.100 5% 3.860 66%
DXG 13.650 14.000 -2% 8.530 60%
NLG 27.550 22.800 21% 17.650 57%
HBC 10.000 10.100 -1% 6.750 48%
KDH 27.200 22.700 20% 19.000 43%
CTD 35.400 42.100 -16% 25.200 40%
HDG 31.400 29.700 6% 23.250 35%
HDC 35.800 28.200 27% 28.200 27%
VHM 53.500 45.000 19% 43.400 23%
PDR 14.600 43.700 -67% 12.000 22%
NVL 23.350 70.000 -67% 20.450 14%

Tháng 11 khép lại cũng đánh dấu giai đoạn giao dịch tích cực nhất của một loạt nhà đầu tư cổ phiếu bất động sản với mã HQC (Hoàng Quân) tăng gần 90% từ đáy; DIG (DIC Corp), SCR (Sacomreal) tăng 80%; DXG (Tập đoàn Đất Xanh) tăng hơn 70%; KDH (Khang Điền) tăng 55%; CII (Hạ tầng kỹ thuật TP.HCM) tăng 48%...

Tính trong tháng 11, hầu hết cổ phiếu bất động sản kể trên cũng ghi nhận tăng trưởng dương và là tháng tăng đầu tiên kể từ tháng 3 đến nay.

Bộ đôi cổ phiếu bất động sản giao dịch tiêu cực nhất trong tháng 11 là NVL (Novaland) và PDR (Phát Đạt) sau hơn chục phiên giảm sàn liên tục cũng đã được giải cứu và ghi nhận tăng kịch trần 2-3 phiên gần nhất.

Đà phục hồi của các cổ phiếu bất động sản diễn ra trong bối cảnh thị trường chung đi lên sau giai đoạn giảm liên tục từ đầu năm.

Chỉ số VN-Index đầu năm giao dịch ở vùng trên 1.500 điểm, sau những thông tin tiêu cực liên quan siết tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp và ngành bất động sản, đã giảm sâu về vùng 910 điểm vào giữa tháng 11, trước khi ghi nhận đà phục hồi về vùng trên 1.030 điểm hiện tại.

Trong đà phục hồi nói trên của thị trường chung, cổ phiếu bất động sản cũng đóng vai trò là nhóm hỗ trợ tích cực nhất vào đà đi lên.

Theo các chuyên gia, bên cạnh xu hướng phục hồi chung cùng thị trường, cổ phiếu bất động sản cũng ghi nhận đà tăng mạnh trong nửa sau của tháng 11 khi thị trường đón nhận thông tin Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng còn hạn mức cân đối nguồn vốn, giải ngân tín dụng vào sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên.

Theo NHNN, hiện tại, dư nợ tín dụng toàn hệ thống mới tăng khoảng 11,5%, trong khi chỉ tiêu tăng trưởng năm 2022 là 14%, do đó, vẫn còn dư địa để các ngân hàng tiếp tục tăng trưởng tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp, người dân, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Đà tăng có kéo dài?

“Dù không nhắc tới ngành bất động sản, việc các ngân hàng được phát tín hiệu cho vay trong hai tháng cuối năm sẽ giúp thị trường chung có thêm dòng tiền, từ đó tác động tích cực đến hầu hết nhóm ngành, bao gồm cả bất động sản”, Giám đốc môi giới một công ty chứng khoán lớn tại Hà Nội cho biết.

Ông cho biết thêm từ đầu năm, cổ phiếu bất động sản đã chịu áp lực chính bởi câu chuyện dòng tiền khi các kênh huy động vốn tín dụng, trái phiếu đều bị siết chặt. Đặc biệt sau khi một số sai phạm trái phiếu bị xử lý đã khiến nhà đầu tư ồ ạt bán lại trái phiếu trước hạn khiến các doanh nghiệp gặp khó về thanh khoản.

Trong khi đó, những vướng mắc trong thủ tục pháp lý đã khiến doanh số giao dịch bất động sản giảm mạnh, dẫn tới các doanh nghiệp cũng không có nguồn tiền từ hoạt động bán hàng.

cp bat dong san,  co phieu,  chung khoan anh 1

Các chuyên gia đều cho rằng những khó khăn của ngành bất động sản vẫn tồn tại trong giai đoạn cuối năm nay. Ảnh: Việt Linh.

Ngoài ra, việc NHNN liên tục rút tiền Đồng về để giữ ổn định tỷ giá USD/VNĐ đã khiến khối lượng tiền trong lưu thông giảm đi, ảnh hưởng chung với hầu hết ngành kinh doanh.

“Vì vậy, khi NHNN phát tín phiếu cho các ngân hàng giải ngân cho vay nốt phần hạn mức tín dụng năm nay, thị trường chứng khoán nói chung và cổ phiếu ngành bất động sản nói riêng đã khởi sắc trở lại”, vị này nhấn mạnh.

Tuy nhiên, vị giám đốc môi giới này cho rằng đây vẫn là thời điểm nhạy cảm để đưa ra khuyến nghị mua hay bán cho nhà đầu tư. Với cổ phiếu bất động sản, những phiên tăng trần liên tiếp gần đây chỉ mang tính chất “trả điểm” sau chuỗi giảm 80-90% từ đầu năm.

Trong giai đoạn còn lại của năm, những khó khăn của ngành bất động sản vẫn tồn tại và áp lực trả nợ trái phiếu đến hạn của nhóm doanh nghiệp này vẫn rất cao.

Thống kê của VNDirect cho biết trong quý IV, bất động sản là nhóm có khối lượng trái phiếu riêng lẻ đáo hạn lớn nhất với hơn 20.000 tỷ đồng. Trong đó, số lượng này chỉ bao gồm các đợt phát hành riêng lẻ từ năm 2019 và không bao gồm các doanh nghiệp phát hành đã thực hiện mua lại trái phiếu trước hạn.

VNDirect cũng dự báo ngành bất động sản vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức như chính sách thắt chặt tín dụng và giám sát chặt chẽ hơn trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Bên cạnh đó, lãi suất tăng ảnh hưởng đến quyết định mua nhà và các nút thắt về pháp lý bất động sản nhà ở khó có cải thiện đáng kể, ít nhất đến khi Luật đất đai sửa đổi hoàn thành trong quý IV/2023.

Trong khi đó, báo cáo mới của Chứng khoán BSC cho rằng sau khi giảm rất mạnh từ đầu năm, bất động sản, ngân hàng, tài nguyên cơ bản, vật liệu xây dựng, cảng biển đang là các nhóm ngành có định giá hấp dẫn so với mức bình quân 5 năm.

Các chuyên gia tại đây kỳ vọng nhóm cổ phiếu trên sẽ có hiệu suất tốt so với phần còn lại trong nửa cuối năm 2022. Trong đó, tâm điểm hướng đến của dòng tiền sẽ là các doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt, có câu chuyện riêng đi kèm yếu tố tăng trưởng lợi nhuận và bảng cân đối tài chính khỏe mạnh.

Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...

Theo Zingnews

Hàng made in Moscow ‘phủ sóng’ Vietnam Expo 2024

Gian hàng với chủ đề "Made in Moscow" được trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 33 mới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) tập hợp các sản phẩm từ 14 doanh nghiệp Nga thuộc nhiều lĩnh vực.

Diễn biến mới vụ 2 khách hàng tố mất hàng chục tỷ đồng tại MSB

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) đã chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của hai khách hàng vụ mất hàng chục tỷ đồng khi gửi tiền tại MSB Chi nhánh Thanh Xuân đến Ngân hàng MSB.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?