Thái Nguyên: Tỷ lệ hàng Việt tại siêu thị chiếm khoảng 90%

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2021 ước đạt 44,8 nghìn tỷ đồng, tăng 11,5% so với cùng kỳ; tỷ trọng hàng Việt Nam chiếm tỷ lệ cao tại một số siêu thị lớn.

Chiều 16/12, Ban Chỉ đạo cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Thái Nguyên (Ban Chỉ đạo) đã họp đánh giá kết quả năm 2021 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm thực hiện cuộc vận động năm 2022.

Để cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2021 trên địa bàn tỉnh đạt kết quả, Ban Chỉ đạo đã sớm ban hành kế hoạch chỉ đạo các đơn vị, địa phương đẩy mạnh triển khai thực hiện Cuộc vận động; tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới.

Cùng với đó, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong điều kiện ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; các địa phương có sự hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý thị trường, đảm bảo ổn định cung cầu thị trường, lưu thông hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. 

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục quán triệt thực hiện ưu tiên sử dụng hàng hóa trong nước khi mua sắm công. Đồng thời, vận động cán bộ, công chức và người thân ưu tiên sử dụng dịch vụ, hàng hóa sản xuất trong nước, làm thay đổi và dần xóa bỏ tâm lý sính hàng ngoại trong một bộ phận người tiêu dùng…

Theo đánh giá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trên địa bàn tỉnh năm 2021 ước đạt 44,8 nghìn tỷ đồng, tăng 11,5% so với cùng kỳ.

Tỷ trọng hàng Việt Nam tại một số siêu thị lớn trên địa bản tỉnh đã chiếm tỷ lệ cao, khoảng 90%, nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực duy trì sản xuất, từng bước ổn định và phát triển, hàng hóa, sản phẩm uy tín, thương hiệu ở thị trường trong nước và quốc tế. 

{keywords}
Tỷ trọng hàng Việt Nam tại một số siêu thị lớn trên địa bản tỉnh đã chiếm tỷ lệ cao, khoảng 90%.

Mới đây nhất, Sở Công Thương Thái Nguyên cũng đã tổ chức chương trình “Kích cầu tiêu dùng nội địa gắn với cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trong tình hình mới” diễn ra xuyên suốt từ cuối tháng 11 và đầu tháng 12/2021.

Chương trình được tổ chức với mục đích thúc đẩy và kích cầu tiêu dùng nội địa, giới thiệu các sản phẩm OCOP của doanh nghiệp địa phương; cung ứng sản phẩm tiêu dùng cho người dân chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán 2022. Bên cạnh đó còn góp phần gắn kết giữa hoạt động xúc tiến thương mại với hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ trên địa bàn tỉnh. 

Bên cạnh kết quả đạt được, Ban Chỉ đạo cũng đánh giá cuộc vận động còn một số tồn tại như việc xây dựng hệ thống trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm hàng Việt Nam tại các địa phương còn hạn chế; công tác phối hợp tại các một số địa phương, đơn vị trong quá trình tổ chức đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi còn chưa thực sự hiệu quả.

Tại hội nghị các đại biểu đã tập trung thảo luận, làm rõ thêm kết quả đạt được và xác định nhiệm vụ trọng tâm thực hiện cuộc vận động trong năm 2022; tham gia góp ý xây dựng kế hoạch của Ban Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Trong đó xác định các nhiệm vụ trong tâm gồm đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện cuộc vận động; hỗ trợ, tạo điều kiện hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Phát triển thị trường, xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm; thúc đẩy sử dụng ngày càng nhiều hàng hóa, dịch vụ Việt Nam có chất lượng tốt. Đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong nước, trong tỉnh có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được người tiêu dùng ưa thích.

Cùng với đó, tổ chức sơ kết, tổng kết, biểu dương, tôn vinh các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước có nhiều thành tích trong thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Thảo Nguyên

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !