Tên lửa vác vai khiến Mỹ thiệt hại nặng trên chiến trường VN

Tên lửa phòng không 9K32 Strela hay còn gọi là A-72 đã góp phần quan trọng ngăn chặn khả năng chi viện hỏa lực đường không của Mỹ trong chiến tranh tại Việt Nam.

9K32 Strela, được NATO định danh là SA-7 Grail, là loại tên lửa phòng không tầm thấp vác vai một người sử dụng được sản xuất tại Liên Xô năm 1964 và đưa vào sử dụng từ năm 1968. Cơ cấu phóng bao gồm một ống phóng đường kính 70 mm, dài 1,4 mét, trọng lượng 15 kg (ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu).

Tên lửa vác vai khiến Mỹ thiệt hại nặng trên chiến trường VN - ảnh 1
Sự có mặt của tên lửa A-72 đã góp phần quan trọng bẻ gãy khả năng chi viện hỏa lực đường không của Mỹ. Ảnh tư liệu.

Tên lửa được trang bị đầu dò hồng ngoại (tức là đầu dò của tên lửa bám theo các nguồn phát nhiệt như động cơ của máy bay trực thăng hay máy bay cánh cố định). Sau khi phóng đi, tên lửa nhắm vào luồng phát nhiệt là ống xả của động cơ máy bay và phát nổ.

Đầu dò của tên lửa hoạt động theo nguyên lý bám đuôi khá đơn giản và cho hiệu quả cao. Tuy nhiên, do hoạt động theo nguyên lý đơn giản này nên tên lửa dễ dàng bị vô hiệu hóa bởi các biện pháp che chắn hồng ngoại, các loại mồi bẫy pháo sáng.

Tên lửa vác vai khiến Mỹ thiệt hại nặng trên chiến trường VN - ảnh 2
Diễn tập tiêu diệt mục tiêu đường không bằng tên lửa A-72. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Biến thể nâng cấp về sau được trang bị đầu dò hồng ngoại làm mát bằng nito lỏng giúp tên lửa vượt qua các biện pháp đối phó hồng ngoại. Tên lửa có khả năng tiêu diệt các mục tiêu đường không như trực thăng, máy bay cánh cố định bay thấp, UAV (máy bay không người lái) trong phạm vi từ 500-5000 mét.

9K32 Strela được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam vào năm 1972, chính vì xuất hiện lần đầu vào năm 1972 nên tên lửa được gọi là A-72. Hỏa thần A-72 tham chiến lần đầu trong chiến dịch Quảng Trị năm 1972, sự có mặt của loại tên lửa phòng không tầm thấp này đã góp phần không nhỏ trong việc ngăn chặn khả năng chi viện hỏa lực đường không của Mỹ bằng các loại trực thăng và máy bay cánh cố định bay tầm thấp.

Tên lửa vác vai khiến Mỹ thiệt hại nặng trên chiến trường VN - ảnh 3
Tên lửa A-72 là công cụ quan trọng trong việc ngăn chặn các chiến dịch đổ bộ đường không bằng trực thăng hay máy bay cánh cố định bay thấp. Ảnh: Quân đội Nhân dân.

Sự có mặt của A-72 trong biên chế quân đội nhân dân Việt Nam đã làm “run tay” các phi công điều khiển trực thăng Mỹ - Ngụy khi hoạt động tác chiến trên chiến trường Việt Nam. Hỏa thần A-72 kết hợp với điều kiện địa lý và phương pháp tác chiến đặc biệt của quân đội nhân dân Việt Nam đã tạo nên hiệu quả tác chiến đặc biệt.

Theo thống kê của Steven Zaloga trên tạp chí JIR số 4-1994 tại chiến trường Việt Nam từ 1972-1975 đã có 528 tên lửa A-72 được phóng đi, bắn rơi 45 máy bay các loại, đạt tỷ lệ diệt mục tiêu 8,5%, trong đó xác suất diệt máy bay lên thẳng đạt tới 28,8% (15 máy bay/52 tên lửa).

Sau này Việt Nam được Liên Xô viện trợ thêm loại tên lửa phòng không vác vai hiện đại hơn là Igla-1M, NATO định danh là SA-16 Gimlet, Việt Nam gọi là A-87. Hỏa thần A-87 được trang bị nhiều công nghệ hiện đại như đầu dò hồng ngoại thế hệ mới đa kênh có khả năng vượt qua các biện pháp đối phó hồng ngoại, động cơ tên lửa cải tiến giúp tên lửa đạt tốc độ nhanh hơn.

Tên lửa vác vai khiến Mỹ thiệt hại nặng trên chiến trường VN - ảnh 4
Giá phóng tên lửa Igla-1M trên tàu chiến Hải quân Việt Nam. Ảnh sưu tầm.

Tên lửa có tốc độ nhanh hơn so với các thế hệ trước đó, tốc độ tên lửa nhanh gấp 2-3 lần tốc độ âm thanh (khoảng 2530 km/h). A-87 có tầm bắn 5,2 km, tầm bắn hiệu quả 3,5 km. Hiện nay, Việt Nam đã được Nga chuyển giao công nghệ để sản xuất A-72 và A-87, đảm bảo chủ động nguồn cung trang bị cho quân đội.

Tên lửa Igla-1M cũng được trang bị cho một số tàu chiến của Hải quân Việt Nam để đối phó với các mục tiêu đường không tầm thấp.

Quốc Việt

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !