Tăng cường khả năng đảm bảo an toàn, an ninh với sản phẩm Make in Viet Nam

Các vấn đề an toàn, an ninh mạng trở thành mối quan tâm chính của các nền kinh tế dựa trên công nghệ. Nhiều sản phẩm Make in Viet Nam đang góp phần tăng cường khả năng đảm bảo an toàn, an ninh mạng trong thời đại chuyển đổi số.

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đem lại nhiều lợi ích to lớn nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, bởi các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng. Theo Báo cáo Rủi ro Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới, các cuộc tấn công an toàn, an ninh mạng nằm trong số những rủi ro hàng đầu trên toàn cầu. Các cuộc tấn công mạng có thể dẫn đến thiệt hại hàng tỷ đô la, ảnh hưởng nghiêm trọng cho xã hội số.

Tại Việt Nam cũng đã xảy ra rất nhiều cuộc tấn công mạng nguy hiểm, với thủ đoạn tinh vi. Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã thực hiện chuyển đổi nhiều hoạt động sang môi trường mạng, sử dụng các ứng dụng online, thì đảm bảo an toàn, an ninh mạng càng được nhìn nhận như là một bài toán cấp bách.

{keywords}
Ảnh minh họa.

Với mong muốn tăng cường khả năng đảm bảo an toàn, an ninh mạng trong thời đại chuyển đổi số, nhiều sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam đã được nghiên cứu – phát triển và đưa vào ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn.

Điển hình như Smart eKYC – Giải pháp định danh công dân điện tử thuộc hệ sinh thái Smart Digital Government của Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển công nghệ ứng dụng toàn cầu (Hyperlogy), vừa được vinh danh Top 10 Giải pháp số xuất sắc của Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2021 do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.

Tất cả phần cứng, phần mềm đều do Công ty Hyperlogy tự thiết kế, xây dựng và phát triển. Thiết bị được thiết kế phù hợp với vóc dáng của người Việt Nam. Công nghệ lõi cũng hoàn toàn do người Việt phát triển và làm chủ công nghệ.

Với ứng dụng Smart eKYC, thay vì định danh công dân bằng gặp mặt trực tiếp, qua đối chiếu chứng từ giấy khá phiền phức, các cơ quan nhà nước có thể thực hiện định danh công dân bằng phương thức điện tử nhờ sự hỗ trợ của các công nghệ tân tiến như kiểm tra, đối chiếu thông tin cá nhân tức thời với cơ sở dữ liệu tập trung về danh tính công dân. Cụ thể như: Định danh sớm công dân thông qua QR Code, chứng minh nhân dân, xác thực khuôn mặt và vân tay; Sử dụng căn cước công dân điện tử vừa làm thẻ định danh cá nhân vừa dùng làm công cụ xác thực để thực hiện các dịch vụ trực tuyến…

Giải pháp nhận điện công dân điện tử với ưu điểm có thể chạy trên đa kênh, đa nền tảng như web, mobile, kiosk. Các công dân có thể tự thực hiện các thủ tục, dịch vụ công thông qua thiết bị thông minh.

Hyperlogy đã triển khai hệ thống Smart eKYC tại tỉnh Thừa Thiên Huế, phục vụ việc đăng ký và xác thực dịch vụ cho hơn 50.000 tài khoản sử dụng dịch vụ hành chính công. Đặc biệt, trong thời điểm đại dịch Covid-19, Smart eKYC đã giải quyết bài toán khai báo y tế điện tử và truy vết các ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, hệ thống Smart eKYC đã được cung cấp cho một số doanh nghiệp tài chính, ngân hàng như HD Bank, “kỳ lân” tài chính công nghệ số 1 của Hàn Quốc TOSS, Chứng khoán Rồng Việt, Chứng khoán Phú Hưng…, ước tính phục vụ hơn 5 triệu khách hàng ở Việt Nam.

Cũng được vinh danh Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2021, một sản phẩm công nghệ của người Việt khác là vCloudcam – Nền tảng và ứng dụng điện toán đám mây cho Camera đang được cộng đồng công nghệ đánh giá cao về khả năng đảm bảo an toàn, an ninh mạng.

Sản phẩm này của Công ty Cổ phần Dịch vụ - Dữ  liệu Công nghệ thông tin VI NA, đã được trao giải Đồng ở hạng mục Giải pháp số xuất sắc.

vCloudcam cung cấp dịch vụ giám sát và lưu trữ trực tuyến dữ liệu từ camera trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây, hỗ trợ đa nền tảng (web, mobile app, laptop), dành cho các đối tượng khách hàng như trường học, ngân hàng, nhà máy, chuỗi cửa hàng,....

Giải pháp gồm 4 chức năng: Giám sát cảnh báo thông minh, lưu trữ truy cập, quản lý phân quyền và dịch vụ AI (trí tuệ nhân tạo), giúp người dùng giám sát và vận hành hệ thống camera hiệu quả hơn.

Nền tảng vCloudcam có thể kiểm soát trạng thái của thiết bị, giúp người dùng nhận được thông báo khi mất kết nối một cách thuận tiện, không mất nhiều thời gian.

Đặc biệt, giải pháp có thể được lắp đặt nhanh và sử dụng đơn giản hơn các loại máy giám sát thông thường, không cần phải có nhân lực có kinh nghiệm và chuyên môn để vận hành.

Hà Minh

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !