Tại sao nói: Xây dựng Gạc Ma là toan tính hiện thực "đường lưỡi bò"?

Xây sân bay Gạc Ma (thuộc Trường Sa của Việt Nam) Trung Quốc đã tạo ra "cái sống lưỡi" vô cùng nguy hiểm để hiện thực hóa yêu sách đường lưỡi bò phi lý của họ.

Hỏi: “Hiện nay, Trung Quốc đang xây dựng đá Gạc Ma thành đảo nổi, nhiều chuyên gia cho rằng đây là hành động thực hiện toan tính hiện thực hóa đường lưỡi bò. Vậy, cho tôi hỏi, đường lưỡi bò hình thành như thế nào và tại sao nói việc xây Gạc Ma là một toan tính hiện thực hóa đường lưỡi bò?”- Trọng Đức (trantrong28…@gmail.com)

Trả lời: Trước hết, xin trả lời ý thứ 2 của bạn. Như các bạn đã biết, Trung Quốc đang gia tăng các hoạt động của mình trên Biển Đông bao gồm cả việc xâm phạm chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Đối với các vùng biển trên Biển Đông, Trung Quốc đưa ra yêu sách đường lưỡi bò chiếm phần lớn Biển Đông, xâm phạm đến các vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của các nước ven biển, trong đó có Việt Nam. Việc làm này vi phạm nghiêm trọng Công ước về luật biển năm 1982.

Nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin về biển đảo, chủ quyền biển đảo Việt Nam, Báo điện tử Infonet mở mục “Mỗi ngày một câu hỏi về biển đảo”. Chuyên mục sẽ phần nào giải đáp những câu hỏi, thắc mắc của quý độc giả. Mọi câu hỏi về biển đảo Việt Nam xin gửi về hoidapbiendao@infonet.vn.

Tất cả những toan tính, hành động của Trung Quốc đều tập trung hiện thực hóa đường lưỡi bò. Theo Ts Trần Công Trục, Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, hành động công bố đổ bộ lên James Shoal (Malaysia) mà Trung Quốc gọi là Tăng Mẫu, chính là việc đánh dấu điểm phía Nam của đường lưỡi bò. Tiếp theo, Trung Quốc chiếm bãi cạn bãi cạn Scarborough từ tay Philippines mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham là đánh dấu phía Tây Nam đường lưỡi bò…

Nhưng quan trọng nhất, nguy hiểm nhất là việc Trung Quốc xây dựng sân bay Gạc Ma. Từ sân bay Gạc Ma, các hoạt động tàu thuyền của Trung Quốc trên vùng quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) sẽ có “hậu cứ”. Từ Hải Nam đến Phú Lâm (thuộc Hoàng Sa của Việt Nam) và đến Gạc Ma (thuộc Trường Sa của Việt Nam), Trung Quốc sẽ kết nối 3 điểm này thành hệ thống đường không, đường biển nhằm khống chế toàn bộ vùng biển theo yêu sách đường lưỡi bò phi lý của họ. Như vậy có thể nói đây là cái ‘sống lưỡi” vô cùng nguy hiểm- cái sống lưỡi bò tham lam, phi lý. Vậy vì sao có “đường lưỡi bò” này, quá trình hình thành ra sao?

Tại sao nói: Xây dựng Gạc Ma là toan tính hiện thực

Trung Quốc biến Gạc Ma (thuộc Trường Sa của Việt Nam) thành công trường trái phép

Căn cứ vào sách “100 câu hỏi về biển đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam" của Ban Tuyên giáo Trung ương, Nxb Thông tin và Truyền thông ấn hành, Ngày 7/5/2009, Trung Quốc gửi công hàm lên Tổng Thư ký Liên Hợp quốc phản đối việc Việt Nam và Ma-lai-xia nộp Báo cáo chung về ranh giới ngoài thềm lục địa của mình cho Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp quốc theo quy định của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982, kèm theo công hàm này là một bản đồ thể hiện yêu sách “đường lưỡi bò” trên Biển Đông (Bản đồ kèm theo).

Tại sao nói: Xây dựng Gạc Ma là toan tính hiện thực

Bản đồ Trung Quốc đính kèm theo Công hàm gửi Liên Hợp quốc ngày 07 tháng 5 năm 2009

Trong công hàm viết: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông) và các vùng nước kế cận, và có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất đáy biển ở đó (kèm theo bản đồ).

Bản đồ thể hiện “đường lưỡi bò” kèm theo công hàm ngày 7/5/2009 là văn bản đầu tiên trong hơn 60 năm qua thể hiện quan điểm chính thức của Trung Quốc về biên giới biển theo yêu sách đầy tham vọng của mình và cũng là lần đầu tiên Trung Quốc chính thức công bố bản đồ "đường lưỡi bò" với toàn thế giới.

“Đường lưỡi bò", “đường chữ U" hay “đường chín đoạn"... là những cách gọi khác nhau mà các học giả trên thế giới dùng để chỉ yêu sách phi lí của Trung Quốc, chạy sát bờ biển của các nước có chung Biển Đông, có đoạn chỉ cách bờ biển Việt Nam khoảng 50 đến 100 km. Đường này còn chạy sát bãi James Shoal (Tăng Mẫu) của Ma-lai-xia và đảo Natuna của In-đô-nê-xia, đảo Luzong thuộc quần đảo Phi-líp-pin, và chiếm đến 80% diện tích Biển Đông.

“Đường lưỡi bò” ban đầu gồm 11 đoạn. Năm 1953 đường 11 đoạn đã được điều chỉnh thành 9 đoạn, bỏ 2 đoạn trong Vịnh Bắc Bộ, gần đây nhất là 10 đoạn (4/2013).

Tháng 2 năm 1947, Bộ nội vụ Trung Hoa Dân quốc đã cho xuất bản Bảng tài liệu tra cứu tên cũ của các đảo biển ở Biển Đông, trong đó liệt kê 159 đảo, đá. Sau đó, tháng 1 năm 1948, Bộ Nội vụ nước Trung Hoa Dân quốc công bố một bản đồ có tên Nanhai zhudao weizhi tu (Nam đảo chư hải vị trí đồ - Bản đồ các đảo trên Nam Hải), tháng 2 năm 1948 bản đồ này được xuất bản chính thức, trên bản đồ này có xuất hiện một đường mà Trung Hoa gọi là đường hình chữ “U”, một số học giả gọi nó là “đường lưỡi bò” bởi nó nhìn giống một cái lưỡi bò liếm xuống Biển Đông, đường này được thể hiện trên bản đồ lúc này là một đường đứt khúc bao gồm 11 đoạn.

Năm 1949, chính quyền Tưởng Giới Thạch thất bại trước Bắc Kinh phải chạy ra đảo Đài Loan, và cũng từ đó, nước CHND Trung Hoa ra đời, quốc gia này sau đó thay thế Cộng hòa Trung Hoa trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo An Liên Hợp quốc. Năm 1949, CHND Trung Hoa cũng cho ấn hành một bản đồ, trong đó “đường lưỡi bò” được thể hiện giống như bản đồ trước đó gồm 11 đoạn.

Chính phủ Trung Quốc cho đến nay vẫn chưa đưa ra được tọa độ chính xác của các đường trong yêu sách.

Hồng Chuyên

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !