Tại sao cuộc gặp Mỹ-Trung không giải quyết được vấn đề Biển Đông?

Tại buổi họp báo chung trong chuyến thăm Mỹ của ông Tập, Tổng thống Obama đã nói 110 từ trong bài phát biểu của mình về vấn đề Biển Đông và Biển Hoa Đông, trong khi ông Tập dùng 233 từ chỉ để khẳng định vị thế của Bắc Kinh đôi với Biển Đông.

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Nguyễn Hồng Thao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Malaysia, Phó giáo sư Luật quốc tế của Đại học Hà Nội và là thành viên của Trung tâm nghiên cứu quốc tế (SCIS) tại Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP HCM. 

"Về phần mình, Tổng thống Obama bày tỏ quan ngại sâu sắc về vấn đề tự do hàng hải, do thám không phận, tuyên bố chủ quyền, xây dựng trái phép và quân sự hóa các khu vực tranh chấp; đồng thời khuyến khích một giải pháp hòa bình cho những mâu thuẫn giữa các bên tại Biển Đông. 

Trong khi đó, Chủ tịch Tập Cận Bình lặp lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông từ thời xa xưa cũng như khẳng định Bắc Kinh có quyền và lợi ích hợp pháp với khu vực này. Ông Tập cam kết không theo đuổi quân sự hóa trên Biển Đông và nhấn mạnh các nước liên quan cần giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán, tư vấn và các biện pháp hòa bình.

Tại sao cuộc gặp Mỹ-Trung không giải quyết được vấn đề Biển Đông? - ảnh 1

Cuộc gặp gỡ của hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung được trông đợi nhưng không giải quyết được vấn đề cốt lõi. Nguồn: Nhà Trắng

Từ những lời phát biểu nói trên, có thể đưa ra một vài nhận xét như sau:

Đầu tiên, Chủ tịch Tập Cận Bình sử dụng từ “các hòn đảo” trong hai ngữ cảnh: “các hòn đảo ở Biển Đông thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời cổ xưa” và “các hoạt động của Bắc Kinh ở Trường Sa không nhắm vào hay ảnh hưởng tới bất kỳ quốc gia nào”. Tuyên bố này đặt lên một câu hỏi rằng có phải Trung Quốc ý định gộp các đảo nhân tạo với đảo tự nhiên làm một, và nói rộng hơn, điều đó có nghĩa là nước này cũng được hưởng quy định về vùng 12 hải lý thay vì vùng an ninh 500 m?

Tổng thống Mỹ đã chỉ ra rằng Mỹ có quyền bay, đưa tàu và triển khai hoạt động ở bất kỳ đâu theo luật pháp quốc tế quy định. Tuy nhiên, cách hiểu về luật pháp quốc tế của mỗi bên lại khác nhau. Trung Quốc khăng khăng rằng bất kỳ tàu chiến hay máy bay của lực lượng quân sự nước ngoài nào muốn thâm nhập vào khu vực hạn chế 12 hải lý cần phải có sự cho phép. Song, Mỹ lại có quan điểm ngược lại rằng các tàu thuyền và máy bay có thể đi lại tự do trong vùng an ninh 500m quanh các đảo nhân tạo.

Những chuyến bay của Mỹ gần khu vực giới hạn 12 hải lý thời gian vừa qua càng cho thấy sự khác biệt giữa hai quan điểm. Các hoạt động của Trung Quốc cho thấy nước này muốn tạo ra một “sự đã rồi” khiến các bên khó có thể ngăn chặn trước. Trong tất cả các trường hợp gây tranh cãi từ năm 2009 cho đến nay, phía Trung Quốc luôn là người khởi đầu. Điều đó cho thấy, một nghị định thâm nhập không phận mới là cần thiết đối với quân đội Mỹ hơn là nước không mấy khi tuân thủ quy tắc như Trung Quốc.

Thứ hai, Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết không theo đuổi chương trình quân sự hóa ở Biển Đông. Tuy nhiên, cùng ngày hôm đó, các hình ảnh vệ tinh mới cho thấy Trung Quốc đã xây dựng một đường băng mới trên đảo nhân tạo thứ ba nhằm tăng cường sức mạnh quân sự tại khu vực tranh chấp. Liệu đây không phải là một phần của kế hoạch “quân sự hóa” mà ông Tập cam kết không tiến hành?

Trong mọi trường hợp, Bắc Kinh đã thể hiện những hoạt động “ranh mãnh” theo chiến lược “vùng xám” nhằm uy hiếp các quốc gia tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông đồng thời “che đậy” hành động leo thang quân sự của mình. Ví dụ, Trung Quốc đã ngụy trang những tàu chiến của mình thành lực lượng bảo vệ bờ biển và tàu giám sát hoạt động đánh cá, tìm cách quấy nhiễu tàu thuyền của các nước trong khu vực và ngăn không cho họ tiếp cận cũng như khai thác các nguồn tài nguyên. Bằng cách như vậy, Bắc Kinh cũng hy vọng giữ chân được tàu chiến và máy bay quân sự Mỹ không tiến vào Biển Đông.

Chiến lược nhập nhằng của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông cũng thể hiện qua rất nhiều trường hợp và vẫn còn có thể tiếp diễn trong tương lai. Lấy ví dụ như, thay vì Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở khu vực Biển Đông, Bắc Kinh có thể sử dụng công nghệ lắp đặt trên các hòn đảo nhân tạo mà nước này xây dựng để tuyên bố cái gọi là Vùng thông báo bay (FIR), một phiên bản rút ngắn của ADIZ với nhiều điều khoản “tự biên tự diễn”.

Thứ ba, ông Tập đề nghị “điều chỉnh những khác biệt và mâu thuẫn thông qua đối thoại, đồng thời giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán, tư vấn, hòa bình và tìm kiếm các phương pháp đạt được lợi ích chung thông qua hợp tác”. Tuyên bố này nghe giống như lời lặp lại của ông Đặng Tiểu Bình.

Song bài phát biểu của Chủ tịch Tập cho thấy Trung Quốc không muốn công nhận sự tồn tại của các tranh chấp chủ quyền đầu tiên. Đối với ông Tập, đó chỉ là sự hiểu lầm của các nước khác đối với quyền và lợi ích hàng hải cũng như lãnh thổ Trung Quốc. Các cụm từ “phát triển chung” và “lợi ích chung thông qua hợp tác” nghe giống như các biện pháp quá độ mà Bắc Kinh đang sử dụng trong khi tích lũy sức mạnh cần và đủ để lấy lại tất cả những phần lãnh thổ đã “mất” từ các quốc gia khác.

Mặc dù ông Tập từng thừa nhận Trung Quốc và Mỹ chia sẻ lợi ích chung trên khu vực Biển Đông, song thực tế Bắc Kinh lại phản đối tất cả sự can dự của Washington vào các vấn đề nói trên.

Điều đáng tiếc là, Tổng thống Obama đã không tận dụng được cơ hội gặp gỡ với Chủ tịch Tập Cận Bình để công khai chỉ trích kế hoạch bành trước bất hợp pháp của Trung Quốc. Ông Obama cũng không nhấn mạnh được trách nhiệm của một nước lớn như Trung Quốc trong việc thúc đẩy tiến trình thiết lập Tuyên bố Hành xử giữa các bên về vấn đề Biển Đông (DOC) cũng như buộc Bắc Kinh ngừng việc “ném đá” Bộ Quy tắc ứng xử (COC).

Phải khẳng định rõ ràng là, các khu vực hàng hải trên Biển Đông không phải thuộc sở hữu của Trung Quốc dù Bắc Kinh có tuyên bố gì đi chăng nữa. Tuy nhiên, qua bài phát biểu của hai nhà lãnh đạo Trung-Mỹ, có thể kết luận rằng Trung Quốc đang chơi trò “hai mặt” với Mỹ, hứa hẹn không quân sự hóa và tôn trọng tự do hàng hải của Washington để đổi lại việc Mỹ thừa nhận (hay ít nhất là bớt chỉ trích) tuyên bố chủ quyền cũng như việc nước này xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông".

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Tuệ Minh (lược dịch)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !