Tai nạn thương tích trong trường học giảm, ngoài cộng đồng vẫn cao

Thực tế ghi nhận tai nạn thương tích học đường giảm đi rõ rệt nhưng tại cộng đồng BS Nguyễn Trọng An cho rằng vẫn còn, trong đó tỷ lệ trẻ ngã ao, chết đuối, ngã do trèo leo, chạy nhảy vẫn cao...

Tai nạn thương tích ở trẻ em luôn là nỗi ám ảnh của mỗi gia đình và nhà trường. Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm trên toàn cầu có hơn 900.000 trẻ em và vị thành niên dưới 18 tuổi tử vong do thương tích, trong đó 90% là thương tích không chủ ý. 

95% tử vong do thương tích trẻ em xảy ra ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Ngoài những ca tử vong, hàng chục triệu trẻ em đòi hỏi phải được chăm sóc tại các cơ sở y tế và nhiều trẻ bị tàn tật suốt đời.

Tại Việt Nam, thống kê của Cục Quản lý môi trường (Bộ Y tế) cho thấy, mỗi năm trung bình có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích, trong đó nhóm 15-19 chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 43%, tiếp đến nhóm tuổi 5-14 chiếm 36,9%, thấp nhất là nhóm tuổi 0-4 chiếm 19,5%. 

Vẫn theo thống kê của Cục Quản lý môi trường thì số trẻ em tử vong do tai nạn thương tích là 6.600 trường hợp một năm chiếm tỷ lệ 35,5% trong tổng số trẻ tử vong trong toàn quốc do tất cả các nguyên nhân.

Như vậy, cứ 100.000 trẻ có 24 trẻ tử vong do tai nạn thương tích hay tương đương 18 trẻ em tử vong do tai nạn thương tích mỗi ngày. Các em trai có xu hướng bị thương tích thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn so với các em gái. 

Trong đó, ngã là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ em tại Việt Nam với tỉ lệ 4,7/100.000.

BS Nguyễn Trọng An 

Trao đổi với phóng viên, BS. Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ trẻ em (Bộ LĐTB & XH), cho biết đang thực hiện hai dự án ở tỉnh Bắc Giang và Thái Bình về vấn đề ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khoẻ trẻ em.

Trong quá trình thực hiện dự án, qua trao đổi với các em học sinh, giáo viên và nhà trường và thực tế quan sát tại các trường nơi dự án triển khai cho thấy tai nạn thương tích học đường giảm đi rõ rệt. Ví dụ như chạy, đánh nhau, ngã ao, ngã cây… là giảm.

“Ở trong trường học tỷ lệ tai nạn thương tích giảm đi rất nhiều. Vì các trường đang thực hiện chương trình “trường học an toàn”. Tôi thấy rằng mô hình “Trường học an toàn, trường mẫu giáo an toàn” đang được thực hiện rất tốt theo chỉ đạo của Bộ GD & ĐT từ những năm trước”, BS Nguyễn Trọng An cho hay.

Tuy nhiên, thực tế tại cộng đồng BS Nguyễn Trọng An cho rằng trẻ bị tai nạn thương tích vẫn còn, trong đó tỷ lệ trẻ ngã ao, chết đuối, ngã do trèo leo, chạy nhảy vẫn cao.

Điều đáng nói, mặc dù hiểu được việc nguy hiểm đối với trẻ khi té ngã, nhưng nhiều phụ huynh vẫn còn thực hành an toàn cho trẻ sai.

Bé N.H (10 tháng tuổi, Hà Nội) ở nhà với bà. Được cho vào ngồi xe tròn tập đi để bà làm việc nhà. Trong lúc bà đang bận rửa rau thì bé phi xe nhanh. Chiếc xe lao mạnh vào tường, bổ nhào. Bé đập đầu xuống đất, bất tỉnh.

Ngay sau đó, bé được đưa vào viện trong tình trạng chấn thương sọ não, có tụ máu màng cứng phải can thiệp mổ lấy khối máu tụ.

Theo bác sĩ Dương Thùy Nga (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội), ngã là tai nạn rất thường gặp, nhất là ở trẻ nhỏ do ở độ tuổi này các con hiếu động, thích chạy nhảy, leo trèo.

Nếu trẻ ngã nhẹ, không chấn thương ở bộ phận nguy hiểm như đầu, phụ huynh cũng không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên chủ quan vì một số chấn thương kín, không phát hiện kịp thời, nhất là vùng đầu có thể nguy hiểm tính mạng.

Do đó, nếu chẳng may trẻ bị ngã va đập trúng đầu, chỉ sưng nhẹ thì bố mẹ có thể chườm lạnh. Nếu bị chảy máu thì tuỳ vào mức độ ít hay nhiều, bố mẹ làm sạch vết thương rồi cân nhắc đưa con đi viện.

Ngã là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ em tại Việt Nam

BS Nga cũng lưu ý, nếu trẻ có co giật thì bắt buộc phải cho trẻ nằm nghiên đầu sang một bên, nhằm thông thoáng đường thở. Tránh không dùng tay, cho khăn hoặc vật cứng vào miệng ngừa cắn lưỡi.

Đây không phải là cách làm hợp lý vì trẻ nhỏ thường ít cắn lưỡi như người lớn.

Việc cần làm lúc này đối với phụ huynh là bình tĩnh theo dõi độ dài cơn co giật của con khoảng vài giây hay vài chục phút. Người nhà có thể quay video để bác sĩ có thể biết rõ hơn tình trạng của bệnh nhi để chẩn đoán.

Nếu trẻ co giật sau ngã thì cần đưa trẻ đến viện sớm. Khi trẻ ngất, tím tái, thiếu oxy cần được đặt chỗ thông thoáng, thực hiện hà hơi thổi ngạt.

Để phòng ngừa tai nạn thương tích ở trẻ nhỏ, các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần để mắt đến trẻ, không cho trẻ chơi một mình nhất là những trẻ mới biết bò hay đang tập đi.

Ngay cả khi trẻ chưa đến 10 tuổi thì bố mẹ cũng không nên để trẻ vượt xa tầm mắt khi con ở nhà. Bởi ở tuổi này, trẻ vẫn chưa lường hết các nguy hiểm có thể xảy đến với chúng.

Bác sĩ Nga lưu ý phụ huynh cần luôn để mắt đến trẻ, không để con chơi một mình, nhất là những bé vừa mới biết trườn, bò, đi; không để trẻ dưới 10 tuổi trông chừng trẻ nhỏ do các em bé chưa lường hết các nguy hiểm xảy ra.

Trong trường hợp con chẳng may bị ngã, người lớn cần hạn chế bế xốc ngay trẻ lên mà cần giúp trẻ cố định vết thương và bảo vệ phần bị thương tổn trước.

Nếu trẻ bị gãy tay hoặc chân, bạn có thể dùng một cái mền bọc quanh, không quá lỏng hoặc quá chật. Nếu nghi ngờ trẻ bị tổn thương cột sống, cổ, hoặc chấn thương sọ não, không nên di chuyển trẻ mà nên gọi cấp cứu 115.

N. Huyền 

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Cải thiện dinh dưỡng học đường để nâng cao tầm vóc người Việt

Nhiều chuyên gia cho rằng dinh dưỡng học đường không chỉ là chìa khóa nâng cao sức khỏe học sinh, mà còn là nền móng vững chắc cho một xã hội khỏe mạnh và phát triển bền vững.

Truyền thông Hồng Kông hết lời ca ngợi Sa Pa

Sa Pa (Lào Cai) với vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa đa dạng, từ lâu là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Mới đây, nhật báo South China Morning Post (SCMP - Hồng Kông, Trung Quốc) dành nhiều lời “có cánh” cho mảnh đất Tây Bắc này.

Sự kiện ‘FWD Box Sống đầy’ thu hút đông đảo người dân TP.HCM

Trong 2 ngày 12 và 13/10, sự kiện “FWD Box Sống đầy” do Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Bưu điện TP.HCM, với nhiều hoạt động tương tác hấp dẫn.

Điểm hẹn du lịch miền Bắc Việt Nam những ngày đẹp nhất năm

Miền Bắc đang bước vào mùa đẹp nhất năm với những trải nghiệm du lịch lôi cuốn. Nếu bạn đang tìm một kỳ nghỉ thu đông thú vị, hãy cân nhắc Hạ Long và Sa Pa, 2 điểm đến lọt top thịnh hành nhất thế giới năm 2024 do TripAdvisor bình chọn.

Thức uống từ mãng cầu được giới trẻ yêu thích

Quả mãng cầu, hay còn gọi là quả na hoặc mãng cầu xiêm, vốn là loại quả nổi tiếng với giới trẻ bởi những món uống cực hot như trà mãng cầu, sinh tố mãng cầu... Đây còn là loại quả chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng phong phú.

BAT Việt Nam hoàn thành mục tiêu khoanh nuôi 120ha rừng ngập mặn Cà Mau

Công ty British American Tobacco (BAT) Việt Nam và Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã hoàn thành dự án hợp tác trồng rừng giai đoạn 2022 - 2024. Một trong các mục tiêu là chuyển hóa 120ha bãi bồi thành rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

Du khách hào hứng với loạt trải nghiệm tại Sun KraftBeer Festival 2024

Dù đã qua mùa hè cao điểm, nhưng mỗi ngày Sun World Ba Na Hills vẫn thu hút hàng nghìn du khách đến với Lễ hội bia tươi và ẩm thực Sun KraftBeer 2024.

Đang cập nhật dữ liệu !