Sự thật về tài liệu viết tay 'quý như viên ngọc' của Galileo
Một tờ tài liệu là chữ viết tay của nhà thiên văn học Galileo từ lâu được ví như viên ngọc quý trong bộ sưu tập của thư viện Đại học Michigan, Mỹ.
Tuy nhiên, mới đây, cuộc điều tra nội bộ của một giáo sư lịch sử phát hiện đó là hàng giả. Những chi tiết mờ trong tờ giấy không sớm hơn thế kỷ 18, hơn một trăm năm sau cái chết của nhà thiên văn học nổi tiếng.
Donna L. Hayward, người đứng đầu thư viện Michigan cho biết: "Thật đau lòng khi biết phát hiện sự thật về tài liệu từ lâu chúng tôi nghĩ đó là của Galileo".
Thư viện trường đã có bản thảo từ năm 1938 do con cháu của Tracy McGregor, một doanh nhân ở Detroit tặng lại. Ông đã mua tài liệu quý trong một cuộc đấu giá từ các nhà sưu tập vào năm 1934.
Danh mục đấu giá năm 1934 cho rằng Hồng y Pietro Maffi (1858-1931), Tổng giám mục Pisa, đã xác thực bản thảo bằng cách so sánh nó với những bức thư tay của Galileo khác trong bộ sưu tập của ông.
Phần đầu tiên của bản thảo được cho là bức thư mà Galileo viết trước buổi thuyết trình về một kính viễn vọng mới cho Doge of Venice vào năm 1609.
Trên thực tế, nhà thiên văn học nổi tiếng đã thực sự viết bức thư này, phần cuối cùng của nó nằm trong kho lưu trữ nhà nước ở Venezia, Italia. Phần này là một tập hợp các ghi chú về mặt trăng của Sao Mộc, dựa trên các ghi chú có thật mà Galileo đã nghiên cứu.
Nick Wilding, một nhà sử học tại Đại học Bang Georgia đã nghi ngờ điều gì đó không ổn khi nhìn thấy hình ảnh của tài liệu. Ông cho rằng mực, chữ viết tay và một số lựa chọn từ ngữ có vẻ không phù với một tài liệu viết từ thế kỷ 17.
Nick Wilding đã gửi email cho người phụ trách thư viện Đại học Michigan là Pablo Alvarez vào tháng 5/2022 nói về những lo ngại của mình.
Đại học Michigan đã tiến hành một cuộc điều tra nội bộ và sau 3 tháng, kết quả cho thấy Wilding đã đúng. Tài liệu trong thư viện không phải là chữ viết tay của Galileo. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ đó là chữ viết của Tobia Nicotra, một thợ rèn tài năng người Italia hoạt động tích cực trong những năm 1920 và 1930.
Theo thư viện Đại học Michigan, giấy cũ thường chứa các hình mờ xác định nhà sản xuất và nơi sản xuất. Hình mờ trên giấy Galileo viết "AS", tên viết tắt của nhà sản xuất giấy và "BMO", viết tắt của Bergamo, Italia. Trong khi đó, tờ giấy sớm nhất có chữ BMO có niên đại từ năm 1770, Galileo mất vào năm 1642.
Hơn nữa, hai tài liệu mà Hồng y Pietro Maffi dùng để so sánh bản thảo, xác thực chữ viết tay của Galileo thực ra là đồ giả mạo của Nicotra.
Nhà sử học Nick Wilding cũng phát hiện ra một bức thư giả mạo của Nicotra Galileo từ năm 1607 trong bộ sưu tập của Thư viện Morgan ở thành phố New York.
Hoàng Dung (lược dịch)