Sử dụng phân bón nano trên cây đỗ tương đen mang lại hiệu quả cao
Theo TS Hà Phương Thư, tác giả của dự án khoa học này, hạt đỗ tương đen được tuyển chọn, loại bỏ các hạt lép, lửng không có khả năng nảy mầm và được ngâm trong nước cất trong 45 phút. Trong khi ngâm tiến hành đảo trộn, sau đó gạn bỏ phần nước còn thừa và rải mỏng hạt đỗ tương đen lên bề mặt thoáng khí, để ráo nước trong vòng 2 – 3 giờ, rồi đem đi gieo hạt ngay.
![]() |
TS. Hà Phương Thư trao đổi với kỹ sư Trần Văn Chung - Chủ nhiệm HTX Trường Xuân. |
Thí nghiệm được bố trí trên đất thịt nhẹ 2 vụ lúa, tưới tiêu chủ động, đất có pH = 6,0, N tổng số 0,15%, P2O5 tổng số 0,11%, K2O tổng số 0,17% tại vùng đất HTX Trường Xuân – Nam Định.
Quy trình trồng trọt được gieo trồng và chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật chuẩn do các cán bộ chuyên trách thuộc HTX Trường Xuân – Nam Định thực hiện theo QCVN 01-58: 2011/BNNPTNT.
Mật độ trồng vụ: 40 cây/m2, hàng cách hàng 35cm, gieo 2 hạt/hốc, hốc cách hốc 8-10 cm.
Phân bón: Lượng phân bón cho 1ha: Ở nhóm đối chứng: 20-30kg N, 60 – 90 kgP2O5, 60 – 80 kg K2O; 300 – 500 kg vôi bột/ha; Chia làm 2 đợt: đợt 1 - bón lót trước lúc bừa lần cuối cùng hoặc bón vào rãnh hoặc hốc trước khi gieo hạt, tránh để phân tiếp xúc với hạt làm giảm tỷ lệ nảy mầm; Đợt 2 - bón thúc khi cây sắp ra hoa.
Ở nhóm thí nghiệm: Sử dụng 10L hỗn dịch phân bón nano tích hợp cho 1ha; 300 – 500 kg vôi bột/ha, bón 1 lần khi cây được 2 - 3 lá thật.
Cây đỗ tương được trồng trên diện tích 1ha, trong vụ xuân năm 2018.
Phương pháp theo dõi và đánh giá
- Tổng thời gian sinh trưởng của cây: Được tính từ khi gieo đến khi chín sinh lý.
- Chiều cao cây: Đo từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trưởng của thân chính của 10 mẫu/ô.
- Khả năng tích lũy chất khô tại các giai đoạn phát triển khác nhau (Thời kỳ bắt đầu ra hoa, thời kỳ ra hoa và thời kỳ quả mẩy): Tách riêng phần thân và phần rễ, rửa sạch, sấy ở nhiệt đọ 65-70oC cho đến khi đạt khối lượng không đổi. Sinh khối được tính bằng khối lượng khô.
- Chỉ số diện tích lá: Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất) = DTL/cây x số cây/m2
Trong đó DTL (diện tích lá) được xác định bằng phương pháp cân nhanh: Cân tất cả các lá/cây, cắt và sắp xếp lá liền nhau trong 1 ô vuông rộng 1dm2. Cân khối lượng 1 dm lá (P1) sau đó cân khối lượng toàn bộ lá/cây (P2)
Trong đó: P1 – khối lượng 1dm2 lá xanh
P2 – khối lượng lá xanh trên cây
- Tổng số hạt trên cây: Đếm số hạt của 10 cây mẫu, tính trung bình/cây
- Khối lượng 1000 hạt (gam): Cân 3 mẫu, mỗi mẫu 1000 hạt ở độ ẩm 12%. Mỗi chỉ số trên được tiến hành thực hiện bằng cách lấy giá trị trung bình của 3 luống và tính sai số ± SD.
- Năng suất thực thu (tạ/ha): Thu riêng hạt khô sạch của từng ô, tính năng suất từng ô (gồm cả khối lượng của 10 cây mẫu) ở độ ẩm 12% và quy ra năng suất trên 1ha.
(Còn nữa)