Sóc Trăng: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản gắn với sinh kế cho người dân

Trước đây, họ chỉ có một sự lựa chọn duy nhất là khai thác thủy sản, có những mùa ra khơi sẽ ít hoặc thậm chí không có cá, họ vẫn phải đi vì không còn sự lựa chọn nào khác. Giờ đây với sự hỗ trợ từ Dự án họ có thêm lựa chọn khác để tạo ra thu nhập.

Mô hình nuôi vịt biển nhóm ĐQL 4 xã Vĩnh Hải. Ảnh: Lê Thị Yến

Qua Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD, do Ngân hàng Thế giới tài trợ), đến nay tỉnh Sóc Trăng đã thành lập được 5 nhóm Đồng quản lý (ĐQL) nghề cá ven bờ trải dài hết 72 km bờ biển. Đây là thành quả nổi bật của Dự án CRSD tỉnh Sóc Trăng, và có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Theo số liệu thống kê, hiện ngư dân ven biển Sóc Trăng đa số là các hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số, không có hoặc có rất ít đất sản xuất. Thu nhập phụ thuộc chủ yếu vào nguồn lợi ven bờ và công việc chính của hầu hết bà con ngư dân là khai thác thủy sản với tàu công suất nhỏ, và công cụ khai thác thô sơ, tình trạng khai thác các ngư cụ cấm như đặt rập, cào đôi, te, xiệp vẫn còn tồn tại. Những yếu tố trên đã khiến nguồn lợi thủy sản giảm mạnh, kích thước thủy sản nhỏ - bán không có giá, hoặc chỉ bán giá cá phân.

Để tuyên truyền vận động bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Ban quản lý dự án CRSD tỉnh Sóc Trăng đã xây dựng kế hoạch sinh kế cho ngư dân nhóm ĐQL, giúp họ có thêm nguồn thu nhập ngoài khai thác thủy sản. Nếu trước đây, họ chỉ có một sự lựa chọn duy nhất là khai thác thủy sản, có những mùa ra khơi sẽ ít hoặc thậm chí không có cá, họ vẫn phải đi vì không còn sự lựa chọn nào khác, giờ đây với sự hỗ trợ từ Dự án họ có thêm lựa chọn khác để tạo ra thu nhập.

Các kiến nghị về hỗ trợ sinh kế cho ngư dân nghèo được đề xuất trong các cuộc họp và hội nghị giữa Dự án và địa phương. Bước đầu cũng có những mô hình sinh kế gắn với điều kiện tự nhiên của địa phương như nuôi vọp dưới tán rừng được thực hiện ở Nhóm ĐQL 1 xã An Thạnh Nam và An Thạnh Ba, mô hình nuôi vịt biển ở nhóm ĐQL 3 xã Trung Bình và Nhóm ĐQL 4 xã Vĩnh Hải, mô hình nuôi tôm kết hợp cá rô phi ở nhóm ĐQL 5 xã Vĩnh Tân và nhóm ĐQL 1. Các hộ nhận được hỗ trợ thực hiện mô hình là thành viên nhóm ĐQL, đặc biệt ưu tiên cho các hộ bị ảnh hưởng trong Báo cá đánh giá tác động xã hội 6 nhóm ĐQL đã được UBND Tỉnh nghiệm thu và phê duyệt.

Mục tiêu tổng thể của Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững là cải thiện công tác quản lý nghề cá ven bờ theo hướng bền vững tại các tỉnh duyên hải được lựa chọn của Việt Nam. Để làm được điều này, Ban quản lý dự án đưa ra các hợp phần gồm: A: Tăng cường năng lực thể chế cho quản lý nghề cá bền vững. Mục tiêu của hợp phần là góp phần tăng cường năng lực quy hoạch, thể chế và chính sách quốc gia một cách hiệu quả, mang tới những thay đổi lớn ở cấp tỉnh và địa phương, cũng như cải thiện quy hoạch tài nguyên và toàn ngành.

Hợp phần B: Thực hành tốt trong nuôi trồng thủy sản bền vững. Mục tiêu của hợp phần là hỗ trợ việc xúc tiến và phát triển thực hành tốt trong nuôi trồng thủy sản ven biển và nuôi biển bền vững, có trách nhiệm tại các vùng được lựa chọn, tập trung vào hình thức nuôi quảng canh, nhờ cải thiện tính bền vững, quản lý chất lượng và rủi ro.

Hợp phần C: Quản lý bền vững khai thác thủy sản ven bờ. Mục tiêu của hợp phần là hỗ trợ quản lý bền vững đánh bắt hải sản ở vùng nước ven bờ thông qua các hoạt động mang lại lợi ích lâu dài, nâng cao khả năng thích ứng và bền vững của ngành. Để đạt được mục tiêu này, dự án sẽ tiến hành các hoạt động nhằm vào các tác nhân gây suy thoái nguồn lợi, gây tổn thương cho đời sống và tài sản của nhân dân, qua đó bảo vệ tài sản cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện sinh kế và cải thiện quản lý nguồn lợi biển và ven biển cũng như các hệ sinh thái thiết yếu cho sự bền vững của nghề khai thác hải sản.

Hợp phần D: Quản lý, giám sát và đánh giá dự án. Mục tiêu của hợp phần nhằm cung cấp các nguồn lực cần thiết để đảm bảo việc quản lý, thực hiện dự án hiệu quả, đạt được các mục tiêu và kết quả đề ra.

Nguyễn Nam

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !