Siêu thị Hà Nội không thiếu hàng

Từ chiều tối hôm qua (18/7), sau khi có thông tin TP Hà Nội ban hành quy định mới về phòng dịch từ 0h ngày 19/7, lượng người đổ vào siêu thị, cửa hàng bán lẻ mua sắm tăng mạnh, tuy nhiên không có tình trạng chen lấn, xếp hàng dài.

Theo ghi nhận của PV, từ chiều tối 18/7, tại một số hệ thống siêu thị ở trung tâm, số lượng người đến mua sắm tăng cao hơn ngày thường.

Đơn cử như tại hệ thống siêu thị VinMart ở khu vực Royal City (72 Nguyễn Trãi) số lượng người vào mua sắm đông hơn so với ngày thường, tuy nhiên không xảy ra tình trạng chen lấn hay phải xếp hàng rồng rắn chờ đợi. 

{keywords}
Lượng khách vào siêu thị VinMart ở khu vực Royal City Nguyễn Trãi vào tối 18/2 vẫn bình thường.

Tương tự, tại một số siêu thị đặt trong các khu đô thị mới như Trung tâm Thương mại Vincom Phạm Ngọc Thạch, BigC Thăng Long, Co.opMart Nguyễn Trãi và Hà Đông… lượng khách mua lương thực, thực phẩm, rau xanh tăng mạnh, có nơi người dân xếp hàng chờ tới lượt thanh toán.

Do số lượng người đến mua hàng đông nên các quầy thực phẩm tươi sống như rau xanh, thịt, thực phẩm đông lạnh… hết sạch hàng trên kệ.

{keywords}
 
{keywords}
Tuy nhiên, tại siêu thị BigC Thăng Long, một số quầy hàng thực phẩm, rau, củ, quả đến cuối ngày đã trống trơn.

Tuy nhiên, tại các cửa hàng tiện ích trong khu dân cư, lượng người đến mua sắm không có gì đột biến. Như các chuỗi cửa hàng tiện ích VinMart ở khu vực Kim Giang (quận Thanh Xuân), Đại Kim (quận Hoàng Mai)… hàng vẫn đầy ắp trên kệ, lượng người mua sắm vẫn không có gì đột biến.

Lý giải về việc một số siêu thị ở trung tâm có lượng người đến mua sắm tăng cao từ chiều tối 18/7, đại diện các siêu thị cho biết, có thể sau khi Hà Nội ban hành quy định mới phòng dịch từ 0h ngày 19/7 nên người dân lo ngại muốn tích trữ thêm. Tuy nhiên, ngày 18/7 cũng đúng vào ngày nghỉ cuối tuần nên nhu cầu mua hàng tăng 1 phần do nhiều gia đình có thói quen mua sắm nhu yếu phẩm cho cả tuần. Chính vì thế mà từ tối 18/7, lượng người mua sắm tại siêu thị đông hơn so với những ngày bình thường trước đó.

Chị Thanh Mỹ ở Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm) cho biết, chị thường đi mua sắm vào ngày cuối tuần để chuẩn bị thực phẩm cho cả gia đình trong tuần tới.

“Như thường lệ, tối hôm qua 18/7, tôi đến siêu thị gần nhà mua thực phẩm thì thấy lượng người đông hơn so với những ngày cuối tuần trước. Công việc của tôi khá bận, sáng đi làm sớm đến tối mịt mới về nên tôi thường chuẩn bị thực phẩm cho cả tuần. Bây giờ nhu cầu tiêu dùng ít, siêu thị thì mở cửa hàng ngày, nên dù e ngại dịch bệnh tôi cũng không nghĩ đến chuyện phải mua nhiều đồ để tích trữ dài ngày cả”, chị Thanh Mỹ cho hay.

Không riêng gì chị Thanh Mỹ, nhiều chị em nội trợ cũng cho biết, tuy dịch bệnh phức tạp nhưng không ai nghĩ đến việc tích trữ đồ ăn dài ngày.

{keywords}
Tại siêu thị Co.opMart ở Hà Đông, 8h tối 18/7, lượng người mua sắm vẫn bình thường, không có cảnh chen lấn hay xếp hàng chờ mua hàng. (Ảnh: LH).

Theo đại diện siêu thị Co.opMart ở Hà Đông cho biết, từ chiều tối qua, lượng người vào siêu thị mua hàng tăng khoảng 30%. Tuy nhiên, số lượng mua của mỗi người không nhiều, đa số chỉ đi mua nhu yếu phẩm cho khoảng 3-4 ngày để không phải đến nơi đông người. 

Siêu thị cam kết không tăng giá bán

Trước khi có thông tin về việc Hà Nội ban hành quy định mới về phòng dịch từ 0h ngày 19/7, nhằm hạn chế hiện tượng lợi dụng Covid-19 để găm hàng tăng giá bất hợp lý, hệ thống siêu thị tại Hà Nội đã chủ động sẵn sàng các phương án dự trữ hàng hóa, với lượng hàng nhu yếu phẩm tăng từ 30-50%, đồng thời cam kết không tăng giá bán thời điểm này.

Tổng Giám đốc Công ty BRG Retail Nguyễn Thái Dũng cho biết, doanh nghiệp đã chủ động làm việc với các nhà cung cấp để tăng lượng dự trữ hàng hóa tại từng điểm bán lên khoảng 300% và tăng gấp 10 lần tại kho hàng trung tâm. Trong đó tập trung chủ yếu vào nhóm 13 mặt hàng thiết yếu cần bình ổn giá bao gồm: Gạo, thịt gà, trứng gà, thực phẩm chế biến, đồ hộp, thủy hải sản đông lạnh, bún mỳ phở ăn liền, dầu ăn, gia vị, rau củ quả… luôn đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng.

Còn đại diện hệ thống siêu thị Vinmart khu vực miền Bắc thông tin, với hệ thống 800 điểm bán hàng và 51 siêu thị lớn tại Hà Nội, hệ thống Vinmart đang trữ kho tại chỗ bảo đảm phục vụ người dân không để xảy ra tình trạng trống kệ. Vinmart cung đã làm việc với các nhà cung cấp thực phẩm như Masan, Meat Deli đảm bảo cung ứng đủ lượng hàng hóa.

Đại diện Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P cũng cho biết, đơn vị đã chuẩn bị hàng nghìn tấn nguyên liệu sản xuất lượng hàng hóa lớn để chủ động cung cấp cho hệ thống siêu thị và các điểm bán của thành phố, cụ thể lượng gà khoảng 200 tấn/ngày, lợn khoảng 150 tấn/ngày.

Theo thống kê của Sở Công Thương Hà Nội, hiện TP Hà Nội có 459 chợ, 28 TTTM, 123 siêu thị, 1800 cửa hàng tiện ích, 141 chuỗi, 2382 điểm bán hàng bình ổn giá…phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân; TP cũng đã rà soát, bố trí sẵn sàng 1920 địa điểm làm kho dự trữ hàng hóa, điểm bán hàng lưu động tại các quận, huyện.

Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, dù bất kỳ tình huống nào, Hà Nội cũng sẽ đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân kể cả khi mua sắm tăng cao, không để xẩy ra tình trạng thiếu hàng.

Chiều 18/7, Sở Công Thương Hà Nội đã làm việc với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn về phương án đảm bảo hàng hóa thiết yếu sẵn sàng ứng phó với dịch Covid-19 nhằm đảm bảo đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Theo đó, Sở Công Thương Hà Nội đã chủ động yêu cầu các doanh nghiệp tích trữ lượng hàng hóa 17 nhóm thiết yếu trong thời điểm có dịch tăng gấp 3 lần so với tháng thường.

Cụ thể dự kiến lượng hàng hóa chuẩn bị sẵn sàng phục vụ nhân dân trên địa bàn trong 3 tháng khoảng 194.000 tỷ đồng; lượng hàng hóa dự kiến hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố (nếu có) khoảng 21.500 tỷ đồng.

“Đến thời điểm hiện nay nguồn hàng hóa thiết yếu dự trữ để phục vụ người dân tăng từ 30-50%, trong điều kiện sức mua tăng nóng vài ngày thì nguồn hàng vẫn dồi dào”, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội nhấn mạnh.

Chiều 18/7, Chủ tịch UBND Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ký ban hành văn bản triển khai biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên cả nước.
Theo đó,  từ 0h ngày 19/7, Hà Nội yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở, nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động, mua lương thực, thực phẩm, thuốc men và các trường hợp khẩn cấp khác như cấp cứu, khám chữa bệnh, thiên tai, hỏa hoạn…
TP Hà Nội cũng dừng tất cả hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu. Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ được hoạt động bao gồm: nhà máy, cơ sở sản xuất, công trình giao thông, xây dựng, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như lương thực, thực phẩm, dược phẩm, điện, nước, nhiên liệu, xăng, dầu...).

 Hải Yến

Hà Nội: Từ 0h ngày 19/7 người dân không ra khỏi nhà khi không cần thiết, dừng mọi việc kinh doanh không thiết yếu

Hà Nội: Từ 0h ngày 19/7 người dân không ra khỏi nhà khi không cần thiết, dừng mọi việc kinh doanh không thiết yếu

Từ 0h ngày 19/7, TP Hà Nội yêu cầu dừng các hoạt động kinh doanh không thiết yếu; mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết.

Agribank ưu đãi doanh nghiệp vay đầu tư dự án

Mong muốn góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, Agribank dành 10.000 tỷ đồng tài trợ các dự án đầu tư 5 ngành trọng điểm với lãi suất ưu đãi dành cho các khoản vay trung và dài hạn.

Vinamilk hợp tác hai nhà nhập khẩu, phân phối lớn đưa sữa chua vào Trung Quốc

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 2 doanh nghiệp chuyên nhập khẩu phân phối sữa và nông sản tại Trung Quốc để đưa sữa chua vào thị trường tỷ dân này.

SHB tham gia chương trình Tài trợ Thương mại toàn cầu

Ngày 29/9/2023, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đã ký thỏa thuận tham gia chương trình Tài trợ Thương mại Toàn cầu (GTFP) của IFC.

Nhiều ngân hàng giảm lãi suất kích cầu tín dụng

Sau một loạt các động thái giảm lãi suất huy động, các ngân hàng đã bắt đầu tung ra nhiều gói vay ưu đãi với lãi suất hấp dẫn nhằm kích cầu tín dụng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và hỗ trợ nhu cầu tiêu dùng những tháng cuối năm.

Vinamilk vững vị thế trong các BXH doanh nghiệp niêm yết hàng đầu

Năm 2023 đánh dấu cột mốc 20 năm Vinamilk cổ phần hóa. Qua 2 thập niên, “ông lớn” ngành sữa đã chứng minh được tính hiệu quả của mô hình sản xuất, kinh doanh cũng như năng lực quản trị ổn định trước những biến chuyển của thị trường.

VietinBank đón tân sinh viên với chiến dịch Pack2School

Từ ngày 25/8/2023, chiến dịch “Pack2School: Chọn hành trang, sẵn sàng tựu trường” của VietinBank đã lan tỏa khắp các trường học, mang tới nhiều ưu đãi hấp dẫn cho các bạn HSSV.

Những giải pháp quản trị tài chính dễ dàng cho doanh nghiệp

Kể từ ngày 1/9/2023, VietinBank triển khai Chương trình “Trải nghiệm tiện ích - Yêu thích dài lâu” cùng các ưu đãi hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cách doanh nghiệp sữa tiếp cận bài toán xuất khẩu ‘xanh’

Để không bị loại khỏi “cuộc chơi” bởi các tiêu chuẩn ngày càng cao do các thị trường nhập khẩu đặt ra, các doanh nghiệp Việt cần thay đổi tư duy, cách làm, quan tâm hơn tới “tính xanh” của chuỗi cung ứng để đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường

Vinamilk đứng thứ 5 trong top 10 thương hiệu sữa bền vững nhất toàn cầu

Brand Finance vừa công bố Vinamilk đứng thứ 5 trong Top 10 “Thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu 2023”. Đặc biệt, điểm nhận thức về tính bền vững của Vinamilk đạt cao nhất trong bảng xếp hạng.

Bí quyết giúp Vinamilk duy trì sức hấp dẫn trên thị trường tuyển dụng

Nhiều năm liên tiếp đạt danh hiệu Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam, Vinamilk tiếp tục được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2023. Điều gì giúp doanh nghiệp 47 năm tuổi duy trì sức hút với người lao động qua nhiều thế hệ, đặc biệt là Gen Z?