"Siết" xuất, nhập khẩu gạo qua Trung Quốc, Campuchia
Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), UBND các tỉnh biêngiới liên quan chịu trách nhiệm chỉ đạo các lực lượng chức năng quản lýchặt chẽ, không để thóc, gạo xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới nhưngkhông được khai báo, thống kê đầy đủ theo quy định. Định kỳ hàng thángcác cơ quan này phải gửi báo cáo đến Bộ Công Thương để tổng hợp.
Xe chở gạo xuất sang Trung Quốc bị "nghẽn" tại cửa khẩu Lào Cai hồi tháng 5 và 6/2014 |
Chỉ đạo này của Phó Thủ tướng đưa ra sau hàng loạt phản ánh của báo chí liên quan tới việc, mỗi ngày có hàng ngàn tấn gạo Việt Nam được xuất ồ ạt sang thị trường Trung Quốc. Đơn cửa, cuối tháng 5 và 6 vừa qua, riêng tại Cửa khẩu quốc tế Lào Cai trung bình mỗi ngày Việt Nam xuất khẩu gạo sang Trung Quốc từ 800 đến 1.000 tấn gạo. Đây là số lượng gạo xuất khẩu lớn chưa từng thấy trong nhiều năm qua.
Ngoài siết lại việc xuất, nhập khẩu gạo qua biên giới, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải còn giao Bộ Công Thương cchủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) rà soát các quy định (kể cả các tiêu chí cụ thể chỉ định thương nhân thực hiện hợp đồng tập trung), các thỏa thuận đã ký để chủ động điều chỉnh cơ chế cho phù hợp nhằm tổ chức lại các thị trường tập trung, bảo đảm khai thác tốt thị trường và nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Nếu trường hợp vượt thẩm quyền, đề xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo hàng hóa theo dõi sát tình hình sản xuất, sản lượng, thu hoạch trên địa bàn; định kỳ hàng tháng gửi báo cáo về các Bộ.
Về đầu mối thị trường tập trung, trước mắt, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý bổ sung Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood1) và Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood2) làm đầu mối giao dịch hợp đồng tập trung tại các thị trường Philippines, Indonesia và Malaysia như đề nghị của các Bộ và VFA.