Sẽ kỷ niệm 40 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm trái phép
Rất nhiều người đăng ký trở thành "công dân danh dự của Hoàng Sa"
Trong khuôn khổ Liên hoan "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác" khối doanh nghiệp miền Trung - Tây Nguyên lần thứ nhất, chiều 10/5, hơn 350 đoàn viên thanh niên của 17 tỉnh, thành trong khu vực đã đến tham quan cuộc triển lãm "Hoàng Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử" đang diễn ra tại Bảo tàng Đà Nẵng.
Hơn 350 thanh niên tiên tiến của Đoàn khối Doanh nghiệp 17 tỉnh, thành miền Trung - Tây Nguyên (Ảnh: HC) |
Tại đây, các bạn trẻ đã được nghe ông Bùi Văn Tiếng, Trưởng Ban Tổ chức Thành uỷ kiêm Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng giới thiệu các tư liệu, bằng chức mang giá trị lịch sử và pháp lý của Việt Nam, của nhiều nước trên thế giới và của chính nhà nước Trung Quốc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đồng thời chỉ rõ lãnh thổ cực nam của Trung Quốc chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam, chính xác là dừng lại ở vĩ tuyến 18036'24", hoàn toàn không có cái gọi là TP Tam Sa mà họ tự đặt ra sau này, và đặc biệt càng không có cái gọi là "đường lưỡi bò" chứa đựng âm mưu độc chiếm 80% diện tích biển Đông, gây ảnh hưởng đến chủ quyền của nhiều nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
Tham dự cuộc triển lãm về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa tổ chức chiều 10/5 tại Bảo tàng Đà Nẵng |
Ông Bùi Văn Tiếng cũng cho biết, sau khi báo Tuổi trẻ đăng ý kiến của ông về việc phát động đăng ký trở thành công dân danh dự của Hoàng Sa, UBND huyện Hoàng Sa và bản thân ông đã nhận được rất nhiều thư của các cụ già lớn tuổi lẫn những người trẻ trung từ khắp nơi gửi về đăng ký trở thành công dân danh dự của Hoàng Sa.
"Ở Hà Nội có một cụ năm nay chừng 80 tuổi, là lương y thuốc nam, đã gửi thư cho chúng tôi, xin đóng góp bằng cách hướng dẫn trên truyền hình và nếu có điều kiện sẽ hướng dẫn trực tiếp cho bộ đội đang đóng quân ở Trường Sa cách chữa bệnh mà không cần dùng thuốc. Để qua đó đóng góp cho việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa hiện cũng đang rất căng thẳng... Và còn có thêm nhiều người như vậy" - ông Bùi Văn Tiếng kể.
Và đặt các câu hỏi giao lưu với ông Bùi Văn Tiếng |
Sau đó, nhiều bạn trẻ đã đặt cho ông Bùi Văn Tiếng nhiều câu hỏi, nhiều ý tưởng rất hay, chứa đựng nhiều suy tư, tâm huyết của thế hệ trẻ đối với Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng và sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc nói chung. Nhưng qua đó đồng thời cũng đặt ra cho các cấp có trách nhiệm nhiều vấn đề đáng suy nghĩ trong việc giáo dục cho thế hệ trẻ nước ta ý thức, nhận thức lẫn kiến thức về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Infonet xin tường thuật cuộc hỏi đáp giữa đôi bên để bạn đọc tiện theo dõi:
Đà Nẵng sẽ kỷ niệm 40 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép
Tình hình các đảo trong quần đảo Hoàng Sa hiện nay như thế nào? (Một bạn trẻ ở Đoàn khối Doanh nghiệp TP Đà Nẵng đặt câu hỏi trên giấy gửi lên ông Bùi Văn Tiếng):
Ông Bùi Văn Tiếng: Ngày 19/1/1974, Trung Quốc bằng vũ lực đã xâm chiếm trái phép toàn bộ các đảo trên quần đảo Hoàng Sa của chúng ta. Điều này trái với công pháp quốc tế. Công pháp quốc tế ở thế kỷ 20 không thừa nhận sự chiếm đóng bằng vũ lực. Tuyên bố chủ quyền phải bằng các biện pháp hoà bình, không thể bằng vũ lực.
Ông Bùi Văng Tiếng: "Sang năm chúng tôi sẽ tổ chức kỷ niệm 40 năm ngày Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép!" |
Sang năm, đúng vào ngày 19/1/2014, chúng tôi sẽ tổ chức kỷ niệm 40 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép và sẽ có một số hoạt động quan trọng. Trong 40 năm qua, họ đã làm rất nhiều thứ: làm sân bay, bến cảng, gần đây là tổ chức tour du lịch ra Hoàng Sa mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam và Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã chính thức phản đối.
Trung Quốc cũng cấm, bắt ngư dân của chúng ta khi đang hành nghề trên ngư trường truyền thống thuộc chủ quyền của chúng ta và đòi tiền chuộc. Tiền chuộc không nhiều nhưng điều đó có ý nghĩa về mặt chính trị. Nộp tiền chuộc, tức là chúng ta gián tiếp thừa nhận chủ quyền của họ. Vì vậy ngư dân của chúng ta một đồng cũng không bỏ ra. Những ngư dân kiên trì bám trụ ngư trường này là ngư dân Quảng Ngãi, đặc biệt là ngư dân Lý Sơn mà một tên tuổi nổi tiếng là "sói biển" Mai Phụng Lưu từng 9 lần bị Trung Quốc bắt nhưng sau mỗi lần lại tiếp tục thẳng tiến ra Hoàng Sa.
Các bạn trẻ tham quan và ghi lại những hình ảnh của cuộc triển lãm "Hoàng Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử" |
Vừa qua, Trung Quốc đã có một hành động hết sức dã man là bắn cháy cabin tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi. Các bạn xem báo sẽ thấy, trong lúc hết sức nguy hiểm, các bình ga dưới hầm tàu có thể nổ tung nhưng ngư dân Bùi Văn Phải (chủ tàu QNg 96382 TS) và thuyền trưởng Phạm Quang Thạnh vẫn kiên cường bảo vệ lá cờ Tổ quốc chúng ta. Đó là một nghĩa cử hết sức đẹp đẽ, một hình ảnh hết sức đẹp đẽ của ngư dân Việt Nam mà cụ thể là ngư dân Quảng Ngãi...