Sau Tết, dịch sẽ ra sao, nhóm người nào nguy cơ cao mắc?
Dự báo sau Tết có thể số ca mắc Covid-19 trong cộng đồng sẽ tăng lên, trong đó có thể tăng tử vong ở nhóm người cao tuổi, người bệnh lý nền, người chưa tiêm vắc xin nếu mắc Covid-19.
Số ca mắc trong cộng đồng sẽ tăng lên
Dự kiến sau Tết có thể số ca mắc Covid-19 trong cộng đồng sẽ tăng lên, PGS. TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng lý giải do đi nhu cầu đi lại nhiều của người dân.
“Nếu người dân không phòng bệnh tốt ngay trước, trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán thì sau Tết số người mắc Covid-19 trong cộng đồng có thể sẽ tăng lên.
Để hạn chế sự lây lan dịch bệnh, đặc biệt khi nước ta đã xuất hiện ca biến chủng Omicron trong cộng đồng thì người dân nên tránh các hành vi nguy cơ.
Theo đó, người dân nên chủ động phòng bệnh như: không liên hoan tất niên, không tập trung đông người.
Đáng lưu ý, tại các cơ quan, doanh nghiệp không nên tổ chức gặp mặt đầu xuân, hạn chế tổ chức du xuân để phòng bệnh. Bởi khi không may có một ca F0 thì sẽ lây cho cả cơ quan, cả tập thể. Sau đó lại đưa virus về nhà”, PGS. TS Trần Đắc Phu nói với phóng viên.
Ảnh minh hoạ |
Ngoài ra, đầu xuân năm mới cũng là dịp diễn ra nhiều lễ hội, thu hút nhiều người dân tham gia. Theo PGS. TS Trần Đắc Phu nếu các địa phương cho phép hoạt động này diễn ra thì người dân khi tham gia phải tuân thủ 5K, trong đó cần lưu ý việc đeo khẩu trang, giữ khoảng cách. Tránh tuyệt đối việc tập trung đông người nếu không thì nguy cơ lây bệnh sẽ xảy ra nếu có tiếp xúc với F0.
Chuyên gia cũng nhấn mạnh, người dân không nên có tâm lý chủ quan khi cho rằng đã tiêm đủ vắc xin nên có thể thoải mái đi lại mà lơ là các biện pháp phòng dịch, nhất là khi về quê ăn Tết.
“Về quê ăn Tết người dân vẫn phải đảm bảo 5K, nếu di chuyển bằng các phương tiện giao thông công cộng phải chú ý các biện pháp phòng bệnh.
Về quê phải khai báo y tế, liên hệ với cơ quan y tế để phòng bệnh cho người nhà đặc biệt gia đình có người già, người có bệnh lý nền và người chưa tiêm phòng vắc xin.
Về quê ăn Tết, thắp hương tổ tiên theo tôi cũng chỉ nên giới hạn trong phạm vi gia đình hẹp, không nên đi chúc Tết như mọi năm, không tổ chức ăn uống linh đình khi không cần thiết.
Đồng thời có phương án, nếu như mắc Covid-19 thì sẽ như thế nào? Vì khi đó, nếu mình là F0 thì không ở nhà mình nữa mà ở quê, các nơi mình đến ăn Tết… do đó cần phải liên hệ với y tế địa phương khi bản thân có triệu chứng”, ông Phu nhấn mạnh.
Đặc biệt, với những người có biểu hiện sốt ho, khó thở trong lúc này ông Phu cho rằng “tuyệt đối không nên về quê”.
“Trong những ngày dịch vẫn có nhiều diễn biến phức tạp, theo tôi người dân làm gì cũng phải thực hiện an toàn: di chuyển an toàn, đi chợ an toàn, đi siêu thị an toàn… nếu không dịch sẽ bùng lên”, ông Phu cảnh báo.
Sau Tết có thể tăng số mắc, tử vong ở nhóm người già nhưng đi lại nhiều
Lạc quan hơn, PGS. TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) lại cho rằng việc đi lại của người dân dịp Tết không ảnh hưởng lớn lắm đến diễn biến dịch.
Lý giải quan điểm này, ông Nga cho rằng thứ nhất là dịch đã lây lan ra cộng đồng. Thứ hai, người dân cũng đã tiêm vắc xin, đặc biệt là những người hay đi lại đã tiêm đủ rồi.
“Cho nên, sau Tết số ca mắc Covid-19 có thể tăng lên nhưng để thành những ổ dịch lớn, vụ dịch thì rất khó xảy ra. Như TP Hồ Chí Minh, cả tháng nay địa phương này đã mở cửa đi lại tấp nập mà dịch không bùng phát thậm chí số ca mắc còn giảm”, ông Nga nhận định.
Hơn nữa, ông Nga cũng cho biết mỗi ca phát hiện dương tính có thể kèm theo 30- 40 ca khác không được phát hiện. Chẳng hạn như Hà Nội, ví dụ mỗi ngày báo cáo ghi nhận khoảng 3.000 ca mắc Covid-19 thì có thể có 50.000 ca có trong cộng đồng. Điều này cho thấy ở Hà Nội hiện có thể có tới hàng triệu người mắc Covid-19 rồi.
Tất nhiên, vị chuyên gia này cũng lưu ý rằng có những khu vực người dân chưa được tiêm, những người cao tuổi có bệnh nền sức khoẻ họ yếu… Nhóm người này nếu bị Covid-19 kèm các bệnh lý nền thì dễ bị virus tấn công gây chuyển nặng, dễ tử vong.
“Có thể sau Tết sẽ tăng số mắc, tăng tử vong ở nhóm người già nhưng đi lại nhiều. Do đó, cần lưu ý thực hiện 5K, không tụ tập đông người, không mở lễ hội dẫn đến chen chúc nhau. Đi lễ chùa nên trong tĩnh lặng, những nơi này không nên tổ chức như lễ hội. Vì dù người đã tiêm đủ vắc xin nhưng nếu nhiễm bệnh vẫn có nguy cơ lây nhiễm cho những người chưa tiêm, đặc biệt người già chưa tiêm vắc xin, có bệnh nền”, PGS. TS Nguyễn Huy Nga bày tỏ.
Theo đó, công văn nêu rõ, dịch Covid-19 diễn biến dịch phức tạp, cộng thêm sự gia tăng đi lại giao lưu của người dân sẽ làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Vì thế, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các đơn vị phối hợp chặt chẽ với ngành y tế triển khai các giải pháp "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch" theo Nghị quyết 128 của Chính phủ và công văn của Bộ Y tế. Trong đó lưu ý không ngăn sông cấm chợ, tổ chức chăm lo cho người dân đón Tết, vận động người dân trở lại làm việc ngay sau kỳ nghỉ, nhất là việc hỗ trợ người lao động trở lại TP lớn đảm bảo an toàn, góp phần phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.
Sở Y tế các tỉnh thành cần xây dựng trình UBND tỉnh, thành phê duyệt kế hoạch phòng chống dịch bệnh năm 2022 để tổ chức triển khai thực hiện sớm nhất có thể, phân công cụ thể các đơn vị liên quan theo từng nội dung và địa bàn phụ trách.
Đồng thời, tăng cường triển khai công tác phòng chống dịch bệnh nguy hiểm, dịch bệnh mùa đông-xuân, tập trung giám sát các trường hợp mắc bệnh lây truyền qua đường hô hấp, nhất là Covid-19 và biến thể mới, kịp thời lấy mẫu xét nghiệm để chẩn đoán sớm nhất tác nhân gây bệnh, triển khai xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch phát triển lây lan trong cộng đồng.
Sở Y tế tiếp tục tập trung chỉ đạo, triển khai "thần tốc" và "thần tốc hơn nữa" trong việc tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi 3 cho người 18 tuổi trở lên và mũi 2 cho trẻ em từ 12-17 tuổi. Trong đó, đặc biệt chú ý tổ chức tiêm an toàn, thuận lợi cho người có nguy cơ cao, rà soát không để bỏ sót đối tượng chưa được tiêm chủng và đối tượng chưa được tiêm đủ liều vaccine để tập trung tiêm đủ liều cho các đối tượng từ 12 tuổi trở lên trong thời gian ngắn nhất.
Bên cạnh đó cũng cần tổ chức công tác thu dung, cấp cứu, phân tuyến điều trị bệnh nhân, thực hiện phân luồng khám chữa bệnh, thiết lập khu vực riêng khám, cách ly điều trị bệnh nhân để tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
Bộ cũng lưu ý các địa phương tăng cường, giám sát điều tra phát hiện sớm ổ dịch cúm trên các đàn gia cầm, xử lý triệt để ổ dịch tránh lây nhiễm bệnh từ gia cầm sang người.
Người dân cần lưu ý tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch, đặc biệt là 5K ngay cả khi đã tiêm đủ mũi vắc xin phòng Covid-19, thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn tiết canh v không sử dụng gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân…
N. Huyền
Tiêm đủ vắc xin, nhiễm biến thể Omicron cảm giác như thế nào?
TS Nguyễn Hồng Vũ – Viện nghiên cứu City of Hope, California, USA Mỹ chia sẻ triệu chứng anh gặp phải khi nhiễm biến thể Omicron.
Về quê ăn Tết, việc đi lại có làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh?
Theo các chuyên gia y tế, hiện tại tỷ lệ người được tiêm vắc xin lên tới hơn 90%, các tỉnh đã có kịch bản sẵn sàng ứng phó với Covid-19 thì việc đi lại của người dân hoàn toàn không làm gia tăng bùng phát ổ dịch lớn.
F0 âm tính vẫn còn sốt, mệt, PCR tái dương tính có nguy hiểm không?
F0 âm tính vẫn còn sốt, mệt, PCR tái dương tính có nguy hiểm không đó là 1 trong những thắc mắc mà rất nhiều F0 quan tâm.