Sàn thương mại điện tử: Lối ra cho nông sản Việt

Đó là nhận định của ông Chu Quang Hào, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post), doanh nghiệp đang vận hành hiệu quả sàn thương mại điện tử Postmart.vn.

Phát huy vai trò cầu nối tiêu thụ nông sản Việt

Mới đây, Tổng Giám đốc Chu Quang Hào đã có bài tham luận tại Diễn đàn Nông dân quốc gia lần thứ VI chủ đề “Nông dân với chuyển đổi số nông nghiệp”, trong đó cho biết, từ năm 2019, Vietnam Post đã bắt đầu triển khai sàn thương mại điện tử Postmart.vn.

“Cuối năm 2019, khi dịch Covid-19 lần đầu xuất hiện, chợ Vũ Hán (Trung Quốc) đóng cửa, chúng tôi tự hỏi: Nếu 1 chợ đầu mối ở Việt Nam cũng phải ngừng hoạt động, liệu những người nông dân chuyên cung cấp hàng cho khu chợ đó sẽ phải làm gì với số hàng hóa bị ùn ứ của mình? Các bà nội trợ quen mua bán, sử dụng những loại nông sản của một nhà cung cấp mà họ tin tưởng nhiều năm làm thế nào để mua đúng mặt hàng mình cần? Và sau những trăn trở, chúng tôi đã quyết định, Vietnam Post và sàn Postmart.vn cần phải phát huy vai trò là cầu nối hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho người nông dân”, ông Hào kể.

{keywords}
Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam Chu Quang Hào phát biểu tại Diễn đàn Nông dân quốc gia lần thứ VI chủ đề “Nông dân với chuyển đổi số nông nghiệp”. Ảnh: Lam Anh

 

“Mục tiêu ban đầu Vietnam Post hướng đến là sàn thương mại điện tử chuyên về hàng đặc sản của các địa phương, các sản phẩm OCOP. Chúng tôi muốn đem đến tận tay người tiêu dùng nhanh nhất, nguyên vẹn nhất hương vị của những sản vật chuẩn được nuôi trồng, sản xuất tại mỗi vùng miền trên toàn quốc”, vị lãnh đạo của Vietnam Post nhớ lại.

Nghe thì có vẻ đơn giản, vì Vietnam Post có rất nhiều lợi thế, gần như đã có một hệ sinh thái hoàn chỉnh từ lực lượng nhân viên tại xã biết hộ gia đình nào có đặc sản gì, đến phương tiện vận chuyển, kinh nghiệm thu gom, chuyển phát. Thế nhưng thực tế, việc hỗ trợ nông dân bán những mặt hàng nông sản, nhất là trái cây, rau củ tươi đến khách hàng cách xa hàng chục, hàng trăm km lại không hề đơn giản.

Việc đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử vẫn còn nhiều trở ngại. Chẳng hạn, do dịch bệnh phức tạp nên khó triển khai việc tiếp xúc trực tiếp với các hộ gia đình để hướng dẫn, đào tạo về cách đưa hàng hóa lên sàn thương mại điện tử.

Một vấn đề nữa là làm sao để thay đổi thói quen của người nông dân từ bán hàng truyền thống (qua chợ, thương lái) sang bán hàng trên sàn thương mại điện tử? “Chúng tôi phải dành thời gian trò chuyện, thuyết phục người dân để họ thấy được lợi ích khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử. Khi đã hiểu rõ và có doanh số tốt thì người dân rất hào hứng,tự tin thử nghiệm kênh bán hàng mới”, ông Hào chia sẻ.

Những dấu ấn của Bưu điện Việt Nam

Dưới sự chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Vietnam Post đã đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho người dân cả trong dịch bệnh hay điều kiện bình thường mới. Sàn Postmart.vn đã để lại nhiều dấu ấn tại những thời điểm nóng với những chiến dịch tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội.

Chẳng hạn các chiến dịch: Chung tay cùng người dân Hải Dương tiêu thụ hàng chục tấn các loại rau củ quả hồi tháng 3/2021; Hỗ trợ Bắc Giang tiêu thụ hơn 4.180 tấn vải thiều (trong đó, 4.050 tấn tiêu thụ qua sàn Postmart.vn, 130 tấn xuất khẩu); Đồng hành cùng bà con Chi Lăng (Lạng Sơn) phát triển kinh tế số thông qua việc đưa hơn 15.000 hộ trồng na và sản xuất nông nghiệp lên sàn Postmart.vn…

Khi làn sóng Covid-19 lần thứ tư diễn biến phức tạp tại các tỉnh phía Nam, Vietnam Post đã và đang hỗ trợ hơn 20.000 hộ sản xuất nông nghiệp đưa các loại trái cây vào vụ thu hoạch lên sàn thương mại điện tử như nhãn Đồng Tháp, An Giang, khoai lang tím Vĩnh Long, sầu riêng Đắk Lắk, na Tây Ninh, bưởi Phúc Trạch, trứng, vịt biển Thái Bình…

“Chúng tôi hỗ trợ bà con nông dân trên cả nước thêm một kênh bán trên nền tảng số. Qua đó, nông sản, đặc sản của bà con nông dân sản xuất ra có cơ hội tiếp cận được đa dạng và đông đảo khách hàng là người tiêu dùng, là các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu, các doanh nghiệp bán buôn, các tập thể, tổ chức ở các địa phương khác”, Tổng Giám đốc Vietnam Post nhấn mạnh.

Những ngày này, Vietnam Post đang tập trung đẩy mạnh triển khai Quyết định số 1034 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.

Bưu điện các tỉnh, thành phố đang phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương lập danh sách, lựa chọn những sản phẩm nông sản đặc trưng, chất lượng cao của từng hộ sản xuất để đưa lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn.

Cùng với đó, nhân viên Bưu điện còn tư vấn, hướng dẫn từng hộ gia đình về cách đăng ký tài khoản, thiết lập gian hàng, đăng bán sản phẩm trên sàn, quy trình vận chuyển, thanh toán… cũng như những kinh nghiệm để tăng tương tác, thu hút sự chú ý của khách hàng.

 “Có thể nói, Vietnam Post đã góp phần tích cực vào việc xóa đói giảm nghèo, nâng tầm vị thế của nông sản Việt. Không chỉ tập trung phục vụ thị trường trong nước, Vietnam Post sẽ đồng hành cùng bà con nông dân để mở “cánh cửa xuất khẩu nông sản chất lượng cao ra thị trường quốc tế”, Tổng Giám đốc Vietnam Post bày tỏ.

Lam Anh

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !