Sàn bất động sản đóng cửa hàng loạt, môi giới đi làm thu ngân siêu thị, bán thực phẩm online

Với các sàn giao dịch bất động sản chỉ làm trung gian môi giới thì hầu như đang phải tạm dừng hoạt động. Nhiều môi giới bất động sản hiện phải xoay đủ nghề để mưu sinh.

Giãn cách xã hội tại các thành phố lớn, các sàn giao dịch bất động sản chưa kịp phục hồi từ đợt dịch trước giờ gần như ‘đóng băng’, không có sự kiện mở bán hàng, dự án nhiều nơi phải tạm dừng xây dựng để đảm bảo quy định phòng chống dịch...

Điều này khiến một lực lượng lao động là các nhân viên môi giới bất động sản tự dưng bị thất nghiệp. Cầm cự mãi không được, nhiều môi giới đành tạm chuyển nghề, người thì kinh doanh online, người đi làm thu ngân siêu thị để kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống.

{keywords}
Ảnh hưởng dịch bệnh, 80% sàn bất động sản đóng cửa, môi giới chuyển bán hàng online, thu ngân siêu thị... (Ảnh minh họa)

Chị Nguyễn Thu Trang – một môi giới chuyên bán phân khúc chung cư ở Hà Nội được 6-7 năm nay đã phải chuyển sang bán thực phẩm online. Chia sẻ với PV Infonet, chị Trang cho biết, nếu không xoay sở thì không thể đủ tiền trang trải cuộc sống cho gia đình với 2 vợ chồng và 2 con khi chồng chị là công nhân xây dựng, công trình cũng đang tạm ngừng vì dịch bệnh nên hiện cũng đang nghỉ ở nhà.

“Dù công ty tôi không cắt giảm nhân sự, lãnh đạo vẫn hỗ trợ trả lương cứng cho anh em, nhưng với nghề môi giới thì thu nhập chính là từ bán sản phẩm, nhưng giờ không bán được hàng thì lấy đâu ra tiền. May mắn là sống ở chung cư, nhu cầu thực phẩm mùa dịch nhiều nên tôi nhờ bố mẹ ở quê gom rau, thịt, cá... rồi chuyển lên để bán kiếm thêm thu nhập”, chị Trang cho hay.

Cũng đang làm thu ngân cho một siêu thị, chị Kim Cúc - một môi giới chuyên phân khúc đất nền cho hay, sau những đợt dịch liên tiếp kéo dài vắt qua 2 năm thì sàn bất động sản nơi chị làm việc cũng đóng cửa vì ông chủ không còn đủ sức gồng gánh.

Theo chị Cúc, vì là mẹ đơn thân, chị còn phải nuôi một con nhỏ nên nếu chỉ ở nhà và tiêu vào số tiền tích cóp từ trước thì không ổn nên chị đã xin đi làm thu ngân ở siêu thị để kiếm thêm vài triệu đồng đủ để trả tiền thuê nhà và chi tiêu sinh hoạt của hai mẹ con.

“Nếu dịch bệnh qua đi, thị trường bất động sản phục hồi và có giao dịch thì tôi lại quay lại làm nghề môi giới vì tôi rất thích công việc này. Ngày đi làm kiếm tiền, nhưng tối về tôi vẫn cập nhật tình hình thị trường, vẫn hỏi thăm, chăm sóc những mối khách hàng cũ để giữ quan hệ”, chị Cúc chia sẻ.

Môi giới buộc phải chuyển nghề do ảnh hưởng của dịch bệnh hiện nay là điều dễ hiểu khi theo thống kê của Bộ Xây dựng, tính đến thời điểm này, hầu như chỉ có các sàn giao dịch bất động sản thuộc những doanh nghiệp quy mô lớn, có tiềm lực tài chính và trực tiếp làm chủ đầu tư dự án mới tiếp tục duy trì hoạt động. Còn lại, khoảng 80% số lượng các sàn giao dịch bất động sản chỉ làm trung gian môi giới thì hầu như đang phải tạm dừng hoạt động.

Ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch Hội đồng quản trị BHS group cũng cho biết, những sàn lớn có tích luỹ chỉ chiếm khoảng 20% trên thị trường. Do có tích lũy nên những sàn này vẫn chuẩn bị sản phẩm, tuyển dụng và đào tạo nhân viên, đẩy mạnh thu hồi công nợ và đẩy mạnh phát triển công nghệ.

Trong khi đó, những sàn nhỏ chưa có tích lũy chiếm đến 80%. Những sàn này hiện đang phải đối mặt với vấn đề dòng tiền do doanh thu ít hoặc không có, chi phí cố định (thuê nhà, lương), công nợ chưa về, thuế, lãi ngân hàng tiếp tục đè nặng. Các sàn nhỏ rơi vào trạng thái tâm lý hoang mang là giữ quân hay cắt giảm, bảo toàn hay tăng trưởng. Sàn quy mô nhỏ cũng khó xây dựng được chiến lược lâu dài vì không dày vốn và ít kinh nghiệm vượt qua khủng hoảng.

Theo ông Tuyển, sau mỗi đợt khủng hoảng, sẽ có rất nhiều sàn đóng cửa và cũng có rất nhiều sàn mở mới. Sự thanh lọc giúp cho thị trường có những sàn khỏe mạnh hơn, minh bạch hơn, phát triển bền vững hơn.

Minh Thư

Khó khăn, nhiều doanh nghiệp bất động sản buộc phải cắt nhân sự, giảm lương 20-30%

Khó khăn, nhiều doanh nghiệp bất động sản buộc phải cắt nhân sự, giảm lương 20-30%

Trong bối cảnh doanh thu và dòng tiền sụt giảm nghiêm trọng khiến nhiều doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nhân sự, giảm lương từ 20-30% là giải pháp tạm thời để duy trì bộ máy hoạt động của mình...

Điều hiếm gặp tại DN xây 500 căn nhà sai phép, Chủ tịch bị bán giải chấp

Chủ đầu tư dự án xây gần 500 căn nhà trái phép ở Đồng Nai không có cổ đông lớn sau khi Chủ tịch HĐQT Nguyễn Khánh Hưng bị bán giải chấp thêm gần 5 triệu cổ phiếu.

Bộ Xây dựng: Chi phí xây dựng 1m2 nhà ở xã hội cao nhất 8,8 triệu

Theo tính toán của Bộ Xây dựng, để xây dựng 1m2 chung cư (cao từ 36-50 tầng, có tầng hầm) thì chi phí từ 15,6 - 18,3 triệu đồng; chung cư nhà ở xã hội là từ 5,6 – 8,8 triệu đồng/m2.

Nhà ở xã hội ra hàng 'nhỏ giọt', chỉ bán 4 căn hộ trong đợt mở bán mới nhất

Những lần gần đây tòa nhà B2 thuộc dự án Khu chung cư nhà ở xã hội Khu công nghiệp Hòa Khánh (Đà Nẵng) mở bán “nhỏ giọt”, mỗi đợt tiếp nhận rất ít hồ sơ.

Loạt dự án nhà ở xã hội động thổ sau hơn 1 năm, chỉ 1 dự án được xây dựng

Sau hơn 1 năm động thổ loạt dự án nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân, đến nay TP.HCM chỉ có một dự án được khởi công xây dựng.

Đất nền ven đô rục rịch giao dịch sau ‘cởi trói’ phân lô, tách thửa

Thị trường đất nền ghi nhận sự quan tâm của nhà đầu tư, túc tắc có giao dịch. Tuy nhiên, chuyên gia nhận định, khó có thể xảy ra “nóng” hay “sốt” như trước đây.

Bộ Xây dựng tiếp tục đề xuất nhiều giải pháp gỡ khó cho bất động sản

Bộ Xây dựng đang trình Thủ tướng ban hành công điện về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững theo hướng khó khăn ở đâu giải quyết ở đó.

Bình Thuận sẽ xây gần 10.000 căn nhà ở xã hội

Giai đoạn 2021 – 2030, UBND tỉnh Bình Thuận đặt mục tiêu đầu tư xây dựng gần 10.000 căn nhà ở xã hội.

Nhà ở xã hội: Nghìn người tranh suất mua, ngay Hà Nội rao bán chục lần vẫn ế

Thị trường Hà Nội đang diễn ra một "nghịch lý" về mua bán nhà xã hội. Nơi có giá rẻ thì “ế ẩm”, phải mở bán vài chục lần chưa hết. Còn nơi có giá bán đắt thì đua nhau mua, phải xếp hàng bốc thăm quyền mua.

Đồng Nai dự kiến xây dựng thêm 10.000 căn nhà ở công nhân, nhà xã hội

Tỉnh Đồng Nai dự kiến xây dựng 10.000 căn nhà ở công nhân, nhà xã hội với tổng mức đầu tư 10.155 tỷ đồng.

Nghịch cảnh nghìn người bốc thăm mua nhà ở xã hội, Hà Nội chưa thể tiêu 5.000 tỷ

Trong khi cả nghìn người chen chân bốc thăm mua nhà ở xã hội thì theo lãnh đạo TP Hà Nội, 5.000 tỷ đồng thu từ việc chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội bằng hình thức nộp tiền đương đương giá trị quỹ đất 20%, 25% vẫn chưa có hướng dẫn để chi.