Rước hoạ vì tiêm filler làm đẹp nhằm 'thổi lớn' cậu nhỏ

Không cần phẫu thuật, không đau đớn hay biến chứng, chỉ trong 60 phút, các quý ông sẽ có 'cậu nhỏ' như mong muốn…

{keywords}
Ths. BS Lê Thị Mai – Khoa nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tế bào gốc, bệnh viện Da liễu Trung ương.

Phương pháp chưa được công nhận

Đây là lời quảng cáo “có cánh” tràn lan trên mạng hấp dẫn quý ông bằng phương pháp tiêm filler tăng kích cỡ cậu nhỏ. Chưa hết, các trang mạng còn giới thiệu khi sử dụng dịch vụ, tùy theo diện tích da, kích cỡ có thể đạt được, bác sĩ sẽ tư vấn chọn loại filler cũng như đơn vị tiêm, trung bình sẽ từ 15-20 ống filler, mỗi ống 1cc, được tiêm vào vị trí đầu, giữa và cuối của dương vật.

Thời gian để thực hiện thủ thuật tiêm filler qua da bằng kim nhỏ khoảng 60 phút, sẽ không gây đau nhưng do chưa quen nên sẽ có một chút khó chịu. Nhưng sau  7 ngày sau khi tiêm filler là có thể sinh hoạt tình dục bình thường. Với quảng cáo có cánh này, nhiều quý ông tìm đến phương pháp này như một “cứu cánh" nhằm thể hiện  “bản lĩnh đàn ông”.

Làm rõ hơn về phương pháp này, chia sẻ với phóng viên Ths. BS Lê Thị Mai – Khoa nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tế bào gốc, bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, theo một số nghiên cứu (nhỏ và thử nghiệm lâm sàng) thì kích thước dương vật (chu vi tăng khoảng từ 1,5-3,0 cm) và sự thỏa mãn tình dục có gia tăng có ý nghĩa thống kê ở cả hai nhóm dùng HA (filler) và polylactic Acid (PLA).

"Filler với HA được đánh giá là hiệu quả và an toàn trong việc tăng kích thước dương vật bằng biện pháp phi phẫu thuật.

Tuy nhiên, vấn đề tiêm chất làm đầy nhằm tăng kích thước của dương vật chưa được FDA công nhận. Đặc biệt tại Việt Nam kỹ thuật này chưa được Bộ Y tế cho phép tiến hành nên khuyến cáo các đấng mày râu không nên đến các cơ sở làm đẹp không được cấp phép để thực hiện dịch vụ này vì có thể sẽ có những biến chứng khó lường…”, BS Lê Thị Mai nhấn mạnh.

Đồng tình với quan điểm này, BS. Nguyễn Đình Minh (Trưởng khoa Phẫu thuật thẩm mỹ tạo hình, Bệnh viện E) cho biết khái niệm "cậu nhỏ khiêm tốn" là một vấn đề rất khó nói của các đấng mày râu. Có nhiều ý kiến cho rằng kích thước dương vật quyết định khoái cảm trong quan hệ tình dục, vì kích thước lớn thì có độ khít cao hơn và có thể dễ dàng chạm vào điểm G ở sâu.

Để tăng đường kính cậu nhỏ, người ta có các phương pháp căn bản: Ghép trung bì tự thân, theo đó các bác sĩ thẩm mỹ sẽ dùng mảnh da ở nơi khác loại bỏ lớp thượng bì, sau đó phẫu thuật cuốn quanh dương vật (ở dưới lớp da dương vật) để làm tăng chu vi của dương vật.

Phương pháp khác là cấy mỡ tự thân, sử dụng mỡ tự thân và quay ly tâm để tiêm ghép dưới da của dương vật.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể sử dụng phương pháp tiêm chất làm đầy HA (hyluronic acid). Đây chất làm đầy thông thường, tuy nhiên, được sản xuất có trọng lượng phân tử cao (looại Sub-Q) để tạo ra độ bền và độ cứng khi tiêm vào dương vật.

Một phương pháp khác cũng được các quý ông tìm đến là sử dụng chất liệu độn silicon cho dương vật. Tuy nhiên, phương pháp này ít được sử dụng do dễ gây ra biến chứng nhiễm trùng, hoại tử.

Đừng ham rẻ, đừng tự làm

Dù có rất nhiều các kỹ thuật khác nhau để giúp tăng kích cỡ “cậu nhỏ” nhưng theo BS Minh, việc chỉ định kỹ thuật nào hoàn toàn do các bác sĩ chuyên khoa. Đầu tiên, bác sĩ sẽ xác định kích thước cậu nhỏ như vậy là bình thường hay không bình thường, sau đó mới tư vấn có nên can thiệp hay không. Thứ hai là việc tạo hình bằng phương pháp gì còn tùy thuộc vào kích thước thực tế, mong muốn của bệnh nhân, nguồn lực kinh tế...

{keywords}
Rước hoạ với cách làm đẹp "thổi lớn" cậu nhỏ. (Ảnh minh họa).

Theo ông, các biến chứng có thể xảy ra như: nhiễm trùng (sưng tấy) hoặc nặng hơn có thể gây ra các mảng hoại tử trên thân dương vật (một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là tiêm silicon công nghiệp, dù đã bị cấm nhưng nhiều người thiếu hiểu biết, lại ham rẻ, ít đau nên vẫn sử dụng để bơm mũi, mặt, mông và "của quý"); đau do có dị vật trên thân dương vật; tụ máu sau phẫu thuật; viêm mãn tính, hoại tử nếu tiêm bằng chất silicon công nghiệp dạng lỏng; gây đau đớn cho bạn tình vì cấy các loại chất liệu không được phép...

Để tránh những biến chứng đáng tiếc, BS Minh khuyến cáo với đấng mày râu, khi cần tạo hình “cậu nhỏ” cần tìm đến các cơ sở bệnh viện có khoa Nam học hoặc khoa Phẫu thuật tạo hình.

Đặc biệt, BS Minh cũng lưu ý các loại thủ thuật như cấy bi hay tiêm silicon lỏng tại nhà có thể gây ra các hậu họa lâu dài (viêm tấy dai dẳng, hoại tử) hoặc lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục…

Trước đây, vào năm 2018, Bệnh viện Bình Dân (TP Hồ Chí Minh) từng phải điều trị cho hai ca biến chứng ở vùng dương vật. Một trường hợp làm to "cậu nhỏ", bệnh nhân bị viêm toàn bộ thân dương vật, vùng bìu do chích silicon làm to, các bác sĩ phải dùng kháng sinh chống nhiễm trùng, phẫu thuật cắt toàn bộ mô nhiễm trùng dương vật và bìu. Sau đó, ghép da mỏng (lấy từ vùng đùi của bệnh nhân) che phủ toàn bộ dương vật và bìu.

Trường hợp thứ hai là bệnh nhân nam (23 tuổi) nhập viện trong tình trạng chảy máu nhiều, phù nề dương vật khi thực hiện tiểu phẫu kéo dài dương vật với chi phí "khủng" tại một phòng khám. Các bác sĩ phải phẫu thuật cấp cứu cầm máu, ổn định tổn thương tại dương vật, sau đó tiếp tục phẫu thuật sửa thẳng dương vật - chuyển vị dương vật và tạo hình niệu đạo. Được biết, sau đó, nạn nhân này đã bị  sốc tâm lý rất nặng nề.

Đối với phương pháp tiêm filler nhằm tăng kích thước cậu nhỏ, các bác sĩ cũng chỉ ra nhược điểm nếu tiêm một lúc quá nhiều filler có thể gây đau nhức, khó chịu, tắc mạch máu, hoại tử da...

Đặc biệt, với những người trẻ tránh tự lên các trang mạng xem hướng dẫn và tự mua filler sau đó tiến hành tiêm rất nguy hiểm. Việc sử dụng filler trôi nổi hoặc đến những trung tâm không có giấy phép hoạt động, bác sĩ không có tay nghề cao, khi tiêm sẽ gây các biến chứng nặng nề, đã có trường hợp nam giới phải cắt bỏ cậu nhỏ vì hoại tử quá nặng…

Do đó, BS Đình Minh khuyến cáo các đấng mày râu “không nên ham rẻ để rước hoạ vào thân”.

N. Huyền

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !