Quy định mới về rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn: Rút một phần tính lãi không kỳ hạn, phần còn lại vẫn giữ nguyên lãi suất cao

Từ ngày 1-8-2022, khi rút tiền gửi tiết kiệm trước thời hạn, khách hàng chỉ bị tính lãi suất không kỳ hạn với phần tiền gửi rút ra trước kỳ hạn, phần tiền tiết kiệm còn lại vẫn được giữ nguyên lãi suất như lúc gửi

Theo Thông tư 04/2022 quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng (TCTD) chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành, từ ngày 1-8-2022 (ngày Thông tư 04/2022 có hiệu lực), khi rút tiền gửi trước hạn, khách hàng chỉ bị tính lãi suất không kỳ hạn với phần tiền gửi rút trước kỳ hạn, phần còn lại vẫn được tính lãi bình thường theo thỏa thuận trước đó với ngân hàng.

Trong khi hiện nay, rút tiền gửi trước kỳ hạn dù chỉ một phần thì toàn bộ sồ tiền gửi đều bị tính lãi suất không kỳ hạn, ở mức khá thấp so với tiền gửi có kỳ hạn. Chẳng hạn lãi suất kỳ hạn 12 tháng vào khoảng 6%/năm nhưng lãi suất không kỳ hạn dao động phổ biến từ 0,2% - 0,4%/năm.

Thông tư 04/2022 cũng nêu rõ, có 4 hình thức tiền gửi rút trước hạn gồm: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn; tiền gửi có kỳ hạn; chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và trái phiếu do TCTD phát hành; các hình thức nhận tiền gửi có kỳ hạn khác theo quy định tại Luật các TCTD.

Theo quy định mới, trường hợp khách hàng rút trước hạn toàn bộ tiền gửi, TCTD áp dụng mức lãi suất tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của TCTD đó theo đối tượng khách hàng và/hoặc theo loại đồng tiền đã gửi tại thời điểm khách hàng rút trước hạn tiền gửi.

Trong trường hợp khách hàng rút trước hạn một phần tiền gửi, đối với phần tiền gửi rút trước hạn, TCTD áp dụng mức lãi suất tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của TCTD đó theo đối tượng khách hàng và/hoặc theo loại đồng tiền đã gửi tại thời điểm khách hàng rút trước hạn tiền gửi. Riêng với phần tiền gửi còn lại, TCTD áp dụng mức lãi suất đang áp dụng đối với khoản tiền gửi mà khách hàng rút trước hạn một phần.

Quy định mới này này giúp khách hàng gửi tiền được hưởng lợi khi có nhu cầu chi tiêu đột xuất muốn rút một phần tiền gửi tiết kiệm; đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho các TCTD áp dụng thống nhất quy định lãi suất đối với trường hợp rút tiền gửi trước hạn.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-8-2022 và thay thế Thông tư số 04/2011 về quy định áp dụng lãi suất trong trường hợp tổ chức, cá nhân rút tiền gửi trước hạn tại TCTD. Theo đó, đối với các thỏa thuận lãi suất rút trước hạn tiền gửi trước ngày 1-8-2022, TCTD và khách hàng tiếp tục thực hiện theo thỏa thuận đã cam kết cho đến ngày hết hạn, ngày chi trả hoặc ngày thanh toán của khoản tiền gửi hoặc thỏa thuận thực hiện theo quy định tại Thông tư này. 

Theo Sài gòn giải phóng online

Ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất, tháng 5 gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng nào để hưởng lãi suất cao trên 7,00%?

Ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất, tháng 5 gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng nào để hưởng lãi suất cao trên 7,00%?

Lãi suất ngân hàng cao nhất hiện nay là 8,30%/năm, tuy nhiên để được hưởng mức lãi suất cao như trên thì người gửi cần có số tiền rất lớn và gửi với thời hạn dài...

4 ngân hàng yếu kém sẽ phải bắt buộc chuyển giao về 4 ngân hàng TMCP

4 ngân hàng thương mại cổ phần sẽ nhận chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng yếu kém. Trong đó, có 2 ngân hàng nhận chuyển giao có đề xuất được nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại lên 49%.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đẩy mạnh bán cà phê tại khu nhà giàu Gangnam của Hàn Quốc

Tập đoàn Trung Nguyên Legend của ông Đặng Lê Nguyên Vũ hôm 28/3 đã chính thức mở văn phòng đại diện tại Gangnam, Seoul, Hàn Quốc để đẩy mạnh bán cà phê G7.

3 tháng đón 2,7 triệu khách quốc tế, Việt Nam dư sức đạt mục tiêu cả năm

Theo Tổng cục Thống kê, quý I năm 2023, khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt hơn gần 2,7 triệu lượt, bằng 30% mục tiêu đề ra cho cả năm. Ngành du lịch tự tin đạt và vượt con số 8 triệu khách.

GDP quý I/2023 ước tính chỉ tăng 3,32%

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng gần như thấp nhất trong giai đoạn 2011-2023, chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của quý I/2020.

'Đối thủ' của Home Credit, 'gà đẻ trứng vàng' FE Credit hiện làm ăn ra sao?

FE Credit được biết đến là công ty tài chính tiêu dùng dẫn đầu tại Việt Nam với khoảng 50% thị phần và từng là “gà đẻ trứng vàng” cho VPBank. Doanh nghiệp này được định giá 2,8 tỷ USD khi bán cho SMBC nhưng gần đây gặp nhiều khó khăn.

Ngân hàng rao bán tài sản của doanh nghiệp có ông chủ 'biệt tăm'

Ngân hàng Agribank Chi nhánh Bắc Hải Phòng vừa thông báo về việc bán đấu giá tài sản thế chấp cho khoản vay của Công ty TNHH Công ty TNHH Kai Yang Việt Nam.

Tránh xa ngày lễ, cơ hội đi máy bay giá rẻ bèo

Trái với tình trạng giá vé máy bay đắt đỏ dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, chỉ cần đi trước 1 tháng, tức đầu tháng 4, hành khách có thể mua được giá vé rẻ chỉ bằng một nửa, thậm chí 1/3.

Chi 2,72 tỷ USD nhập khẩu, tôm cua 'ngoại' tràn ngập chợ Việt

Dân Việt mạnh tay chi tiền mua ăn, nhập khẩu thuỷ sản trong năm 2022 lập kỷ lục, đạt 2,72 tỷ USD. Thời điểm này, tôm cua ''ngoại'' cũng tràn ngập chợ Việt.

Bản tin tài chính sáng 29/3: Vàng, dầu cùng tăng giá

Giá vàng thế giới tăng vọt, dự báo sẽ còn tăng tiếp. Giá dầu vẫn tiếp tục tăng. Trong khi đó, giá đô la Mỹ giảm nhẹ.

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 29/3

Cổ phiếu bất động sản và ngân hàng nhấp nhổm tăng sau khi có nhiều thông tin tích cực. Tuy nhiên, sự thận trọng vẫn bao trùm. Khối ngoại mua ròng trong khi tự doanh bán mạnh. Đây là các thông tin và sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 29/3/2023.