Trung Quốc sẽ theo kịp Mỹ trong lĩnh vực vũ khí hạt nhân nhờ vào cỗ máy này?

Trung Quốc được cho là đang chế tạo cỗ máy mạnh gấp 22 lần Cỗ máy Z của Mỹ để đẩy mạnh nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân, nhằm rút ngắn khoảng cách với Washington.

Theo báo cáo mới đây của tạp chí National Interest (Mỹ), Trung Quốc sẽ sớm chế tạo "Cỗ máy Z" mô phỏng vụ nổ hạt nhân, có kích thước lớn hơn và tiên tiến hơn của Mỹ. Cỗ máy Z (Z Machine) của Mỹ hiện là máy phát sóng điện từ tần số cao lớn nhất trên thế giới, được thiết kế để kiểm tra các vật liệu trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao. Loại máy này được chế tạo nhằm nghiên cứu vũ khí hạt nhân mà không cần sử dụng vũ khí hạt nhân.

{keywords}
Cỗ máy Z ở phòng thí nghiệm Sandia của Mỹ. Nguồn: Sina.

Theo báo cáo, Trung Quốc đang chế tạo một thiết bị tương đương với Cỗ máy Z của Mỹ có thể tái tạo trạng thái của bom hạt nhân khi nó phát nổ, tất nhiên là dưới sự kiểm soát an toàn của phòng thí nghiệm. Bắc Kinh tuyên bố, cỗ máy của mình sẽ hiện đại hơn nhiều so với Mỹ.

Theo báo cáo của Phòng thí nghiệm Sandia (Sandia national laboratory) tại Albuquerque, New Mexico, thiết bị xung điện Z ở đây là nguồn bức xạ phòng thí nghiệm lớn nhất và hiệu quả nhất trên thế giới. Nó sử dụng từ trường cao do dòng điện cao tạo ra để tạo ra nhiệt độ cao, áp suất cao và tia X mạnh mẽ cho nghiên cứu năng lượng mật độ cao. Ông Joel Lash, người điều hành cao cấp tại Phòng thí nghiệm Sandia cho biết: “Cỗ máy Z đã tạo ra những thứ không tưởng và trên hành tinh này có lẽ chẳng có thứ gì giống thế cả”.

Trung Quốc đã nhanh chóng đuổi theo bước tiến của Mỹ trong lĩnh vực này, báo cáo của National Interest cho rằng, tại Học viện Vật lý Kỹ thuật Trung Quốc ở thành phố Miên Dương, tây nam Trung Quốc, nơi phát triển vũ khí hạt nhân, các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế ra cỗ máy tương tự Cỗ máy Z của Mỹ, nhưng phiên bản Trung Quốc có công suất lớn hơn nhiều, năng lượng mà cỗ máy này tạo ra xấp xỉ 60 triệu jun, gấp khoảng 22 lần so với mức năng lượng 2,7 triệu jun mà Cỗ máy Z của Mỹ có thể tạo ra.

Nó đạt được thông qua việc phóng một xung điện mạnh đến mục tiêu. Mục tiêu có kích thước như một lõi chỉ, được cấu tạo từ hàng trăm sợi dây vonfram, mỗi sợi mỏng hơn sợi tóc người. Khi xung điện truyền qua, dây vonfram sẽ phát nổ, bay hơi và tạo ra plasma với từ trường mạnh, do đó các hạt bị nổ buộc phải chuyển động vào trong. Các hạt này va chạm với nhau và tạo ra bức xạ cường độ cao, chủ yếu là tia X và tạo ra phản ứng tương đương với điều kiện thực của một vụ nổ hạt nhân.

{keywords}
 Hình ảnh về cấu tạo Cỗ máy Z của Mỹ. Nguồn: Sina.

Một nhà vật lý hạt nhân Trung Quốc cho biết: "Với nhiều năng lượng như vậy, chúng tôi có thể đốt nóng mục tiêu lên tới hơn 100 triệu độ C. Các máy trong phòng thí nghiệm của Sandia không làm được điều này".

National Interest đã liên hệ với phòng thí nghiệm Sandia để xác thực thông tin, tuy nhiên đại diện Sandia trả lời rằng, mặc dù các nhà nghiên cứu Mỹ biết về dự án của Trung Quốc nhưng họ không thể bình luận về dự án này.

Được biết, Cỗ máy Z của Mỹ được tạo nên từ 2.160 tụ điện, tạo thành một vòng tròn rộng hơn 31 m, nằm trong một bể lớn chứa đầy dung dịch. Bể có thể có nước hoặc đựng dầu, tùy theo yêu cầu của thử nghiệm.

Khi sẵn sàng tiến hành thử nghiệm, những tụ điện bắt đầu xả điện, đưa dòng năng lượng có độ lớn bằng 20 thanh thuốc nổ TNT chạy trong những đường dây cáp chìm dưới làn dung dịch. Lượng năng lượng cực lớn ấy nhắm tới một trục bánh xe nằm trong một khối hình trụ lớn cao 6 m – một môi trường chân không ngăn những hạt không khí cản trở việc thí nghiệm. Chỉ trong vòng 100 nano giây, năng lượng từ những tụ điện lớn được đẩy vào mục tiêu, khiến toàn bộ bể thí nghiệm rực lên một màu tím của điện.

Trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ không ngừng gia tăng, cùng với đó, Mỹ đe dọa rút khỏi các hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân với Nga và đã có những động thái cho thấy Mỹ sẵn sàng tái bố trí cũng như thử nghiệm các loại vũ khí hạt nhân mới, việc Trung Quốc công bố thông tin về Cỗ máy Z phiên bản của mình được coi là những cảnh báo mạnh mẽ với Mỹ.

Nhưng giống như hầu hết các cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân, ngay cả khi Cỗ máy Z của Trung Quốc mạnh mẽ hơn của Mỹ, thì vẫn không rõ Bắc Kinh liệu sẽ giành được bao nhiêu lợi thế. Mỹ có gần 7.000 đầu đạn hạt nhân, trong khi kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc ước tính chỉ có khoảng 500 đầu đạn hạt nhân, dù cho Trung Quốc có tăng cường nghiên cứu ở cấp độ nào thì cũng khó có thể rút ngắn khoảng cách với Mỹ.

Mỹ tính đưa tên lửa và vũ khí siêu thanh tới châu Á làm gì?

Mỹ tính đưa tên lửa và vũ khí siêu thanh tới châu Á làm gì?

Mỹ đang cân nhắc triển khai các tên lửa tầm trung và cả vũ khí siêu thanh tới một số nước châu Á nhằm ngăn chặn mối đe dọa từ Trung Quốc.  

Đức Trí (lược dịch)

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Vũ khí giúp Nga phá hủy xe tăng Abrams đầu tiên của Mỹ ở Ukraine

Máy bay không người lái Piranha FPV của Nga đã phá hủy chiếc xe tăng M1 Abrams đầu tiên của Mỹ hoạt động ở vùng xung đột Ukraine.

Mối quan hệ 'tay ba' giữa CIA, MI6 và tình báo Ukraine

Bài báo điều tra mới được công bố của New York Times đã tiết lộ nhiều chi tiết bất ngờ về mối quan hệ "tay ba" giữa các cơ quan tình báo của Mỹ, Anh là CIA và MI6 với lực lượng tình báo Ukraine.

Tình báo Mỹ dùng thiết bị đặc biệt theo dõi Tổng thống Putin?

Một công ty công nghệ Mỹ có quan hệ chặt chẽ với Lầu Năm Góc và CIA đã sử dụng một công cụ rất mạnh để theo dõi mọi di chuyển của Tổng thống Nga, cựu nhà báo của tờ The Wall Street Journal là Byron Tau cho hay.

Đang cập nhật dữ liệu !