Quả vải đóng hộp của Việt Nam chính thức bán trong siêu thị Pháp

Thương vụ Việt Nam tại Pháp cho biết hơn 20 tấn vải đóng hộp của Việt Nam lần đầu tiên đã được chính thức bày bán trong hệ thống siêu thị tại Pháp.

Đây là lô hàng được nhập khẩu trực tiếp vào Pháp bởi Công ty Tang Frères - nhà nhập khẩu, nhà phân phối bán buôn thực phẩm châu Á lớn nhất tại Pháp.

Đây không chỉ là lần đầu tiên đối với trái vải mà còn là lần đầu tiên trái cây đóng hộp của Việt Nam được bày bán trên kệ hàng của một chuỗi phân phối bán lẻ tại Pháp.

Theo Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng, sự kiện này là một thành công lớn, mở ra một hướng phát triển mới cho trái cây Việt Nam trên thị trường Pháp và Liên minh châu Âu (EU).

“Mặc dù chúng ta đã có những doanh nghiệp mạnh về trái cây đóng hộp, nhưng cho tới nay các sản phẩm này mới chỉ được nhập khẩu vào Pháp với số lượng ít, qua các đầu mối nhập khẩu nhỏ. Vì vậy, đối với phân khúc thị trường trái cây này, chúng ta vẫn còn rất nhiều dư địa, và các doanh nghiệp cần phải tận dụng tối đa cơ hội, giảm tải cho sức ép rất lớn về đầu ra mỗi khi đến mùa vụ thu hoạch, đồng thời cũng khẳng định năng lực cung cấp trái cây ổn định của các doanh nghiệp Việt Nam đối với các đối tác quốc tế” – đại sứ Đinh Toàn Thắng nói.

{keywords}
 

Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để có được một kế hoạch phát triển bài bản, dài hạn đủ để có thể tiếp cận thị trường khó tính châu Âu, qua đó xây dựng cho bức tranh chung Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Để có được thành công này, Thương vụ Việt Nam tại Pháp đã phối hợp chặt chẽ với Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương, trong việc lựa chọn các nhà cung cấp có năng lực và hiểu biết về thị trường. Bên cạnh đó, việc khai thác mạng lưới cộng tác viên xuất khẩu đã phát huy tác dụng để tìm được những đối tác tiềm năng nhất.

Tuy nhiên, do đây là lần đầu tiếp xúc với đối tác, phía doanh nghiệp Việt Nam đã gặp không ít khó khăn trong suốt quá trình làm việc, nhất là khi quá trình vận chuyển bị ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng Covid-19. Nhưng với sự hỗ trợ của Thương vụ Việt Nam tại Pháp và nỗ lực của bản thân doanh nghiệp, thông tin được trao đổi liên tục, xuyên suốt đã tạo ra sự tin tưởng lẫn nhau từ cả hai phía doanh nghiệp để đạt được thỏa thuận và hoàn tất bước đầu của hợp đồng ngay giữa đỉnh dịch.

Hoạt động xúc tiến trái cây đóng hộp là tiếp nối chuỗi hoạt động xúc tiến thương mại của Bộ Công Thương nhằm tạo nhu cầu cho thị trường và mở đầu ra cho nông sản Việt Nam tại Pháp. Đây cũng là một phần trong các hoạt động thuộc Đề án “Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài”.

Trước đó, bên lề chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hồi đầu tháng 11, Tuần lễ hàng Việt Nam tại chuỗi siêu thị Carrefour đã được tổ chức rất thành công tại Pháp, mở đường cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường siêu thị Pháp nói riêng và châu Âu nói chung.

Được biết, trong niên vụ vải vừa qua, mặc dù thu hoạch vào thời điểm Việt Nam đang bị ảnh hưởng bởi làn sóng thứ tư của đại dịch Covid-19, nhưng vải thiều Việt Nam đã được xuất khẩu sang nhiều thị trường quốc tế. Ông Đỗ Hoàng Phương, Giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm xuất nhập khẩu Toàn Cầu - một trong những doanh nghiệp xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản cho biết quả vải thiều sớm của Bắc Giang được người tiêu dùng tại Nhật ưa chuộng, đánh giá cao do chất lượng vượt trội, thơm ngon, an toàn.

“Sau chuyến vải thiều sớm đầu tiên xuất khẩu thành công sang Nhật Bản, được người tiêu dùng thị trường này đánh giá cao, chúng tôi đang tiếp tục thu mua vải để xuất khẩu. Trung bình mỗi ngày Toàn Cầu xuất khẩu từ 4 – 6 tấn vải thiều sang Nhật”, ông Phương nói. Ngoài Nhật Bản, ông Phương cho hay, doanh nghiệp cũng đang xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ.

Theo ông Nguyễn Văn Thọ, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công Thương Bắc Giang), năm nay các nhà nhập khẩu Nhật Bản cam kết nhập khoảng 1.000 tấn vải từ Bắc Giang. Lô vải thiều 20 tấn mới xuất sang Nhật gần đây được tiêu thụ gần hết trong ngày với giá từ 350 – 500 nghìn đồng/kg. “Trước những phản ứng, đánh giá tích cực từ người tiêu dùng Nhật Bản, thời gian tới, Bắc Giang sẽ đẩy mạnh xuất khẩu quả vải sang thị trường này”, ông Thọ nói.

Hiền Anh

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !