Phó đô đốc Nhật: Trung Quốc đã hiểu sai sự im lặng của Việt Nam!

Cựu Phó đô đốc Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản Yoji Koda nhận định như thế tại hội thảo khoa học quốc tế lần 6 về Biển Đông đang diễn ra ở Đà Nẵng khi đề cập vụ giàn khoan Hải Dương 981 hồi tháng 5.

Luật quốc tế không chấp nhận “đường 9 (hay 10) đoạn”

Phát biểu tham luận tại hội thảo, cựu Phó Đô đốc Anup Singh, Nguyên Tư lệnh Hạm đội Hải quân Miền Đông, Ấn Độ cho hay, Luật Biển quốc tế quy định rất rõ về nguyên tắc tài phán trên các vùng biển. Đặc biệt, từ khi UNCLOS III ra đời, quyền của các vùng biển càng được xác định một cách chặt chẽ.

Phó đô đốc Nhật: Trung Quốc đã hiểu sai sự im lặng của Việt Nam! - ảnh 1

Cựu Phó Đô đốc Anup Singh, Nguyên Tư lệnh Hạm đội Hải quân Miền Đông, Ấn Độ trình bày tham luận tại hội thảo (Ảnh: HC)

Ngoài phần lãnh hải, vùng tiếp giáp và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), theo UNCLOS, các quốc gia ven biển không được hưởng bất kỳ một vùng không gian biển nào khác. Quy định này không có ngoại lệ, và không cho phép các quốc gia yêu sách trái phép vùng biển quốc tế. 

Một trong những nguyên tắc chỉ đạo của Luật Biển quốc tế là chỉ có lãnh thổ đất liền mới có ý nghĩa và quyền sở hữu. Không giống đất liền, đại dương không phải “lãnh thổ”, do đó không thể là sở hữu của riêng một quốc gia nào đó.

Ông cũng chỉ rõ, sau khi UNCLOS III ra đời, bất kể việc yêu sách biển của một quốc gia nào đó đã có thời gian dài xuất hiện trên bản đồ thì quyền tài phán của nước đó không thể chồng lấn với quyền tài phán hợp pháp mà các quốc gia khác được hưởng tại các vùng biển của họ. 

Các hành vi đơn phương dùng vùng biển của các quốc gia khác để biến thành vùng biển của mình sẽ bị coi là các hành vi bất hợp pháp, nếu không muốn nói là hành vi thiếu văn minh.

“Do đó, các đường được vẽ trên biển không hề có cơ sở luật pháp và hành vi đơn phương chiếm đoạt vùng biển của nước khác sẽ không được cộng đồng quốc tế chấp nhận. Vì vậy mà “đường 9 (hay 10) đoạn” không có tính hợp pháp và nó không được phép đại diện cho chủ quyền vùng biển, hay quyền tài phán của một quốc gia” - cựu Phó Đô đốc Hải quân Ấn Độ Anup Singh nhấn mạnh.

Ông cũng nêu rõ, Luật Biển quốc tế quy định, các đảo đá không thể duy trì sự sống của con người và không có hoạt động kinh tế riêng của nó thì không được hưởng đặc quyền EEZ hay vùng thềm lục địa. 

Kể cả với các đảo lớn được hưởng EEZ theo Điều 121 UNCLOS thì cũng không thể đơn phương thực hiện hoạt động thăm dò, khai thác một khi quốc tế công nhận rằng các vùng biển đó đang có tranh chấp, cần phải được giữ nguyên vẹn cho đến khi tranh chấp được giải quyết thông qua thỏa thuận hay phương án trọng tài. Ý tưởng này hoàn toàn nhằm mục đích tránh xung đột, bất hòa và sử dụng vũ lực.

Trung Quốc đã hiểu sai sự im lặng tương đối của Việt Nam...

Từ những phân tích trên, cựu Phó Đô đốc Hải quân Ấn Độ Anup Singh đánh giá hành vi đơn phương của Trung Quốc khi đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 vào vùng biển Hoàng Sa nhằm khẳng định chủ quyền tại đây là một ví dụ đáng buồn về cách “hành động theo luật của riêng mình”.

Bởi thế giới biết rằng Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh bật một đội quân Việt Nam ra khỏi quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 dù Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này từ thế kỷ 17. Sau sự kiện năm 1974, Việt Nam không từ bỏ yêu sách của mình đối với Hoàng Sa. Do đó, tình trạng của quần đảo này vẫn là “đang tranh chấp”.

Phó đô đốc Nhật: Trung Quốc đã hiểu sai sự im lặng của Việt Nam! - ảnh 2

Các đại biểu thảo luận sôi nổi tại hội thảo (Ảnh: HC)

Tương tự, cựu Phó Đô đốc Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản Yoji Koda, Cố vấn Tập đoàn Liên hiệp Biển Nhật Bản nhấn mạnh, từ sau việc Trung Quốc sử dụng vũ lực xâm chiếm Hoàng Sa năm 1974, nước Việt Nam thống nhất luôn tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này dù không phát động thêm bất kỳ hành động quân sự nào trong suốt 40 năm.

“Tháng 5/2014, Trung Quốc có lẽ đã hiểu sai khi coi sự im lặng tương đối suốt 40 năm qua đồng nghĩa với việc Việt Nam từ bỏ yêu sách đối với quần đảo Hoàng Sa nên đơn phương triển khai một giàn khoan dầu ra thăm dò ở khu vực này. Nhưng hành động đó đã vấp phải sự phản đối gay gắt, cả về quy mô và mức độ, ở Việt Nam.

Làn sóng phản đối phi quân sự chưa từng có này đã thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế và giới truyền thông – một điều mà có lẽ Bắc Kinh không hề muốn. Kết quả là họ đã miễn cưỡng dừng lại và rút giàn khoan sớm hơn nhiều so với dự kiến ban đầu. Như vậy, có thể Trung Quốc đã phạm một sai lầm chiến lược nghiêm trọng!” – ông Yoji Koda nói.

Đồng quan điểm này, cựu Phó Đô đốc Hải quân Ấn Độ Anup Singh nhận định trong vụ giàn khoan Hải Dương 981, Trung Quốc nghĩ rằng lý tưởng nhất thì Việt Nam sẽ chấp nhận hiện trạng mới; và trong trường hợp xấu nhất thì phía Việt Nam cũng chỉ có những phản đối ngoại giao. Nhưng có lẽ Trung Quốc đã quên mất rằng các quốc gia phản ứng theo “cá tính” riêng của họ, giống với cá tính con người!

Theo ông, trong hơn một thập kỷ qua, Trung Quốc đã quá tự tin trong các hành động của mình. Họ thấy rằng thế giới đang sợ hãi trước sức mạnh kinh tế, quân sự của họ và họ có thể làm những gì họ muốn theo cách của họ. Tuy nhiên chỉ trong chưa đầy 5 tuần, họ đã phải rút giàn khoan Hải Dương 981 với lý do ngụy biện là thời tiết xấu. Từ đó ông đi đến nhận định: “Trung Quốc đã tính toàn sai bước đi ban đầu!”.

Và đang tự tin thái quá vào sức mạnh kinh tế, quân sự của mình!

Theo cựu Phó Đô đốc Hải quân Ấn Độ Anup Singh, trong vấn đề quan hệ quốc tế, các bên rất khó khăn mới có thể xây dựng và duy trì được những mối quan hệ tốt đẹp, nhưng chỉ cần một động thái nhỏ, ngớ ngẩn cũng có thể phá hỏng sự tin tưởng và mối quan hệ hữu nghị.

Phó đô đốc Nhật: Trung Quốc đã hiểu sai sự im lặng của Việt Nam! - ảnh 3

Bức tranh mà cựu Phó Đô đốc Anup Singh, Nguyên Tư lệnh Hạm đội Hải quân Miền Đông, Ấn Độ dùng để kết thúc bài tham luận nhằm thể hiện niềm tin của ông vào việc cán cân công lý sẽ được thực thi trên Biển Đông (Ảnh: HC)

Quan hệ Việt - Trung nhìn chung là tốt đẹp qua từng năm. Tuy nhiên với việc triển khai giàn khoan Hải Dương 981 tại khu vực chỉ cách phía nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 20 dặm hồi tháng 5/2014, Trung Quốc đã xới lại những căng thẳng cũ và khơi mào cho một gian đoạn không mấy dễ chịu. Hành động thay đổi hiện trạng địa chính trị này đã khiến căng thẳng gia tăng và khiến các quốc gia khác lo ngại.

“Ai cũng hiểu Trung Quốc đang hành động với cách nghĩ chỉ dựa trên cơ sở sự tự tin thái quá vào sức mạnh kinh tế và quân sự của mình. Nói cách khác, cán cân quyền lực đã mất cân bằng tại khu vực chiếm tới một nửa lượng hàng hóa vận chuyển của thế giới, sở hữu một nguồn năng lượng và nguyên liệu công nghiệp thô dồi dào cùng các nền kinh tế đầy hứa hẹn, làm làm gia tăng sự bất hòa, sự phản kháng và thay đổi kết cấu của việc chung sống hòa bình” - cựu Phó Đô đốc Hải quân Ấn Độ Anup Singh nói.

Kết thúc bài tham luận, cựu Phó Đô đốc Hải quân Ấn Độ Anup Singh cho rằng không thể là lẽ phải khi một nước sử dụng sức mạnh dựa vào quy mô quốc gia/dân số và sức mạnh kinh tế/quân sự để đe dọa nước khác và buộc các quốc gia đó phải chấp nhận sự thay đổi.

Theo ông, môi trường địa chính trị tại Biển Đông đã thay đổi theo hướng tệ hơn trong 5 năm qua. Nếu Trung Quốc tiếp tục cứng rắn trọng yêu sách và hung hăng trong các hành xử thì những căng thẳng của các nước láng giềng sẽ dẫn đến bất đồng, sợ hãi và thất vọng. Sự sợ hãi đang tràn ngập với việc Trung Quốc tiến trên con đường trở thành một cường quốc xét lại.

Đó là lý do tại sao các quốc gia tại đây bắt đầu chiến dịch hiện đại hóa và mở rộng các đơn vị quân sự. Dấu hiệu về một cuộc chạy đua vũ trang mới đang hiển hiện.  Cách chọn con đường đi của Trung Quốc cũng sẽ dẫn đến việc có nhiều quốc gia tìm kiếm biện pháp pháp lý. Đồng thời cũng sẽ dẫn đến việc định hướng lại các liên minh, và khả năng xảy ra các cuộc cạnh tranh “không tốt đẹp” trên biển cũng sẽ cao hơn.

Trong bối cảnh đó, ông cho rằng hành động tốt nhất cho tất cả các quốc gia liên quan là tìm kiếm sự giải quyết công bằng thông qua Tòa Công lý Quốc tế hay Tòa Trọng tài Thường trực một khi các kênh nhằm tìm kiếm một cách giải quyết đa phương giữa các bên tranh chấp không có tác dụng. Bên cạnh đó, cộng đồng quốc tế cũng cần tăng cường tiếng nói phản đối nguy cơ đe dọa tới tự do trên biển và cho nền kinh tế thế giới.

HẢI CHÂU

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !