Phát hiện đấu trường La Mã cổ xưa ở Thổ Nhĩ Kỳ

Đấu trường mới phát hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ giống như Đấu trường La Mã ở Rome, nơi tổ chức các trận đấu của đấu sĩ với sức chứa khoảng 20.000 người.

{keywords}
Đấu trường La Mã nổi tiếng ở Italia

Nhắc đến đấu trường La Mã người ta thường hay nói đến khu vực rộng lớn có sức chứa hàng chục nghìn người với thiết kế cổ kính, đẹp mắt ở Italia. Nhưng mới đây các nhà khảo cổ phát hiện ra một đấu trường La Mã ở Thổ Nhĩ Kỳ, rất giống ở đấu trường nổi tiếng ở Roma nhưng kích thước nhỏ hơn nhiều.

Đấu trường ở Thổ Nhĩ Kỳ từng tổ chức các trận đấu của đấu sĩ khoảng 1.800 năm trước với sức chứa 20.000 người.

Trong khi đó, đấu trường La Mã ở Rome bắt đầu xây dựng vào năm 70 sau Công nguyên, thời hoàng đế Vespasian, có sức chứa tổng cộng khoảng 50.000 đến 80.000 khán giả.

Các nhà khảo cổ xác định vị trí đấu trường giữa đống đổ nát của thành phố cổ Mastaura, tỉnh Aydin. Đấu trường đã bị chôn vùi một phần và bị che khuất bởi thảm thực vật.

{keywords}
Khu vực phát hiện đấu trường La Mã cổ xưa ở Thổ Nhĩ Kỳ

Tòa nhà có các phòng chờ dành cho những đấu sĩ và phòng dành cho du khách. Toàn bộ di tích được bảo quản trong tình trạng tốt.

Cũng giống như đấu trường La Mã ở Italia, đấu trường ở Thổ Nhĩ Kỳ xây theo dạng hình tròn, thay vì hình bán nguyệt đặc trưng của nhiều công trình cổ đại.
Nhà khảo cổ học Sedat Akkurnaz thuộc Đại học Adnan Menderes, người đứng đầu nghiên cứu cho biết phát hiện lần này có một không hai.

Sedat Akkurnaz nói: "Đây là ví dụ duy nhất tồn tại rất vững chắc như vậy ở Anatolia. Công trình kiến trúc rất khó phát hiện vì bị cây bụi, cây dại che khuất nhiều. Phần lớn diện tích đấu trường nằm dưới mặt đất, được bảo quản tốt. Đấu trường rất chắc chắn như thể vừa được xây dựng. Trong khi đó, phần còn lại của công trình ở trên mặt đất, bao gồm một số hàng ghế của đấu trường và những bức tường chống đỡ bên ngoài. Kỹ thuật xây dựng mái vòm của kiến trúc La Mã trông rất ổn".

Nhà khảo cổ học Sedat Akkurnaz cũng giải thích rằng đấu trường là nơi tổ chức những trận đấu của đấu sĩ và cả động vật hoang dã. Gần thành phố cổ Mastaura, có nhiều thành phố lớn ở phía tây Anatolia như Aphrodisias, Miletus, Priene, Magnesia và Ephesus. Do vậy, người dân từ các thành phố lân cận cũng hay đến Mastaura để được tận mắt chứng kiến các cuộc đấu.

{keywords}
Một phần bức tường của đấu trường cổ xưa ở Thổ Nhĩ Kỳ

Các chuyên gia tin rằng đấu trường ở Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng dưới thời của vương triều Severan, trong đế chế La Mã.

Dòng dõi hoàng gia này gồm có Caracalla khét tiếng, cha của ông là Septimius Severus, người đã chết ở York sau khi chiến dịch chinh phục Scotland.

Nhà khảo cổ Sedat Akkurnaz nói: "Chúng tôi không biết chính xác vị hoàng đế là ai. Nhưng qua kỹ thuật xây bằng đá, cách xây dựng của tòa nhà, tôi cho rằng cùng thời với triều đại Severus. Trong triều đại này, thành phố Mastaura rất phát triển và giàu có. Cũng trong giai đoạn này các quản trị viên La Mã giúp đỡ thành phố rất nhiều. Đó là sự gia tăng đáng kể về số lượng và sự đa dạng tiền xu Mastauran trong thời kỳ này".

Mặc dù đấu trường ở Mastaura không thể sánh ngang với công trình ở Rome về quy mô nhưng đây vẫn là khu vực đáng chú ý.

Sedat Akkurnaz cho biết: "Ở giai đoạn này, rất khó để xác định chính xác hoặc gần đúng lượng khán giả. Ước tính ban đầu của chúng tôi có khoảng 15.000 đến 20.000 người. Các đấu sĩ có phòng chờ riêng, khán giả ưu tiên có phòng giải trí".

Trong thời gian tới, với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, họ sẽ tiến hành phương pháp bảo tồn những phần có nguy cơ hỏng cao nhất. Theo Sedat Akkurnaz, có những vết nứt trên các bức tường của công trình, một số viên đá đang rơi ra.

Sự thật về 'núi tuyết' trắng xóa giữa vùng nắng gió sa mạc Ai Cập

Sự thật về 'núi tuyết' trắng xóa giữa vùng nắng gió sa mạc Ai Cập

Hình ảnh những du khách thích thú trượt xuống từ đỉnh núi trắng xóa trông giống tuyết trắng ở vùng nắng nóng như Ai Cập lan truyền mạng xã hội gây bất ngờ.

Hoàng Dung (lược dịch)

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Chuyện khó tin trong căn biệt thự bỏ hoang ở Vĩnh Phúc

Được xây dựng cách đây gần 20 năm, căn biệt thự trên thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đang bị bỏ hoang.

Kỳ lạ phiến đá 'nở hoa' ở Quảng Nam, người dân hiếu kỳ lo hiện tượng thời tiết

Thời gian gần đây, người dân xứ Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam) xôn xao chuyện một tảng đá "nở hoa" trên dòng sông Trạm.

Giấc mơ cứu cả làng và những huyền tích ly kỳ ở công trình 200 năm tuổi Cần Thơ

Ông Bảy kể, thời khai hoang mở đất, nhiều người bị bệnh nhưng chữa không khỏi. Một hôm, ông từ nằm mơ thấy cụ già bảo dân làng lấy vỏ cây nấu nước uống.

Huyền tích người phụ nữ đập đầu kêu oan cho chồng và phiến đá kỳ lạ ở Thanh Hoá

Quyết tâm tìm bằng được xác chồng để kêu oan, nàng Bình Khương hết lần này đến lần khác lao vào tường đá đến nỗi khắp người bầm tím, tứa máu.

Tico Travel - Điểm sáng trong ngành du lịch Việt

Với mục tiêu trở thành công ty du lịch dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp hàng đầu Việt Nam, đem tới những hành trình nghỉ dưỡng trọn vẹn, Tico Travel đã và đang góp phần mang tới những giá trị tốt đẹp cho mỗi khách hàng.

Người đàn ông Nam Định có móng tay dài 1m, sở hữu biệt tài nhiều người nể

Ông Lưu Công Huyền ở Nam Định có sở thích nuôi móng tay dài. Hiện tại, móng tay của ông dài 1m, sinh hoạt có chút bất tiện.

Người Nhật thưởng tiền để nhân viên lên văn phòng, đi ăn trưa cùng đồng nghiệp

Để tăng sự kết nối và tương tác trong đời thực, người Nhật thưởng tiền để nhân viên lên văn phòng, đi ăn trưa cùng đồng nghiệp.

Cụ ông 101 tuổi ở Long An dựng nhà mồ, sống một mình cùng 7 ngôi mộ

Không muốn vướng bận người con gái còn lại duy nhất, cụ ông sắp bước sang tuổi 102 dựng tạm nhà mồ, một mình sống cùng 7 ngôi mộ.

Đang cập nhật dữ liệu !