Phấn đấu đến năm 2030 phấn đấu có 100% địa phương phổ cập giáo dục cho trẻ em mẫu giáo
Trong giai đoạn tới, đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” đặt mục tiêu tạo chuyển biến cơ bản trong xây dựng xã hội học tập theo hướng hình thành hệ thống giáo dục mở, linh hoạt, liên thông.
Theo Bộ GD&ĐT, mục tiêu xây dựng xã hội học tập giai đoạn đến năm 2030 như sau:
Với mục tiêu xóa mù chữ (XMC) và phổ cập giáo dục: 85% tỉnh đạt chuẩn XMC mức độ 2; 100% tỉnh hoàn thành phổ cập giáo dục cho trẻ em mẫu giáo.
Trong đó, 80% tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; 40% tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.
Về nâng cao năng lực cơ bản và trình độ của người dân: 100% cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ số và chuyển đổi số.
hoc4.jpg |
100% cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp; 70% người trong độ tuổi lao động được phổ cập kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, kỹ năng số cơ bản.
70% người trong độ tuổi lao động được trang bị kỹ năng sống, kỹ năng làm việc.
Cùng với đó, 27% dân số từ 15 tuổi trở lên được đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật. Trong đó, 15% dân số có trình độ đại học trở lên.
Về mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục thì 80% các trường đại học và cao đẳng tham gia xây dựng tài nguyên giáo dục mở, phục vụ nhu cầu HTSĐ của người dân.
Bên cạnh đó, 80% cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở GDTX, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục khác thực hiện chuyển đổi số và dạy học trực tuyến; 75% trung tâm học tập cộng đồng hoạt động hiệu quả.
Về mục tiêu xây dựng các mô hình học tập: 60% công dân đạt danh hiệu công dân học tập; 50% huyện được công nhận huyện học tập; 35% số tỉnh được công nhận tỉnh học tập.
Thời gian tới, để thực hiện những mục tiêu trên Bộ GD&ĐT yêu cầu các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, vai trò, lợi ích của việc HTSĐ, xây dựng XHHT đến mọi người dân.
Cùng với đó là tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong tổ chức các hoạt động HTSĐ.
Tăng cường sự tham gia của các cơ sở giáo dục đại học liên thông qua hệ thống các cơ sở GDTX để cung ứng nguồn tài nguyên học liệu mở, mở rộng cơ hội HTSĐ cho tất cả mọi người; Gắn kết chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Hoàng Thanh