Phấn đấu đến năm 2022 tất cả trường học tại TP.HCM sẽ thanh toán không dùng tiền mặt

Theo thống kê của Sở GD&ĐT TP.HCM, năm học 2018-2019 có trên 90% trường THPT sử dụng dịch vụ thanh toán học phí không dùng tiền mặt, tuy nhiên tỷ lệ sử dụng dịch vụ ở các trường mầm non, TH và THCS còn khiêm tốn.

Năm học 2020-2021, Trường Tiểu học Hà Huy Giáp (quận 12, TP.HCM) dự kiến đón 3.300 học sinh, trong đó có 700 học sinh bán trú. Ông Hoàng Kim Sơn, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết, trường thu học phí trong 15 ngày.

Như vậy, trung bình mỗi ngày có hơn 200 lượt phụ huynh đến đóng học phí. Nếu thu tiền mặt sẽ gây quá tải cho nhân viên thủ quỹ và kế toán, chưa kể tiềm ẩn nguy cơ như nhầm lẫn, thất thoát.

Từ thực tế đó, nhiều năm qua nhà trường đã có nhiều cải tiến nhằm giảm thiểu khó khăn trong việc thu học phí như: sử dụng thu tiền bằng mã vạch, tăng cường nhân lực hỗ trợ, ủy nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm thu hộ các khoản... nhưng hiệu quả vẫn không cải thiện.

{keywords}
TP.HCM: Phấn đấu đến năm 2022 tất cả trường học thanh toán không dùng tiền mặt (ảnh minh họa)

Ông Hoàng Kim Sơn chia sẻ: “Giải pháp ưu tiên thanh toán trên thiết bị điện thoại di động hoặc thẻ thanh toán là tối ưu và cần thiết. Phụ huynh có thể đóng học phí mà không cần đến trường, vừa tiết kiệm thời gian, thanh toán nhanh chóng, không cần giữ nhiều tiền mặt trong người vừa giúp nhà trường minh bạch hóa các khoản thu, tạo sự đồng thuận trong phụ huynh”.

Tuy nhiên, ông Hoàng Kim Sơn cũng cho biết, trường có hơn 40% học sinh là con em công nhân và người từ địa phương khác đến tạm trú, điều kiện tiếp xúc công nghệ thông tin còn hạn chế nên không có thói quen sử dụng dịch vụ chuyển khoản, chỉ muốn cầm tiền mặt đến trường đóng học phí.

Năm học 2020-2021, TP.HCM có khoảng 1,7 triệu học sinh ở tất cả bậc học. Tổng số tiền thu học phí và các khoản thu khác tại trường mỗi tháng lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, với quy định tinh giản biên chế hiện nay của Bộ Nội vụ (4 vị trí thủ quỹ, kế toán, nhân viên y tế, nhân viên văn thư trong trường học chỉ được phân bổ 2 nhân sự) gây khó khăn cho công tác quản lý.

Thống kê của Sở GD&ĐT TP.HCM cho thấy, năm học 2017-2018 có 85 trường THPT ở TP.HCM vận hành hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt. Năm học 2018-2019, có trên 90% trường THPT sử dụng dịch vụ này, tuy nhiên tỷ lệ sử dụng dịch vụ ở các trường mầm non, TH và THCS còn khiêm tốn.

Đến cuối tháng 7/2020, toàn TP có 9 quận, huyện ban hành kế hoạch triển khai phần mềm quản lý nguồn thu có tích hợp thanh toán không dùng tiền mặt là Bình Tân, Tân Bình, 6, 7, 9, 10 và 3 huyện Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè.

Theo Sở GD&ĐT TP.HCM, năm học mới 2020-2021, TP.HCM sẽ áp dụng thu học phí không dùng tiền mặt tại 70% trường học trên địa bàn, hướng đến 100% trường học không dùng tiền mặt vào năm học 2021-2022. 

Cũng theo thông tin từ Sở GD&ĐT TP.HCM, hiện nay chính sách phát hành thẻ thanh toán cho học sinh đã có nhiều cải tiến. Trước đây, ngân hàng chỉ phát hành thẻ cho người từ 15 tuổi trở lên nhưng nay đã mở rộng đối tượng được cấp thẻ thanh toán gồm tất cả học sinh trong độ tuổi đến trường (từ 6 tuổi).

Ở khối các trường học, đề án ngoài hai chức năng quản lý nguồn thu và thanh toán điện tử còn tích hợp nhiều tiện ích khác thu thuế điện tử, thu hộ học phí qua ngân hàng... Qua 6 năm thực hiện, TP đã đối soát số thu hơn 1.700 tỷ đồng. Chỉ riêng 3 tháng 5, 6, 7/2020, do ảnh hưởng của Covid-19 nên tổng số thu lên gần 150 tỷ đồng. 

Tới đây, khi TP.HCM mở rộng phạm vi triển khai đề án, đại diện nhiều trường phổ thông cho biết, cần đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn và có hiệu quả việc phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và cách thức thanh toán tiêu dùng của người dân nói chung, cán bộ, giáo viên và phụ huynh nói riêng, góp phần nâng cao khả năng tiếp cận các tiện ích của dịch vụ trong cộng đồng.

Về phía quận, huyện, các phòng GD&ĐT cũng đề xuất ban chỉ đạo đề án tăng số lượng ngân hàng tham gia thanh toán để có thêm nhiều lựa chọn cho phụ huynh, tổ chức quầy hướng dẫn tại trường cho phụ huynh. Song song đó, nhà trường cần triển khai thêm giải pháp mở là bộ phận tài vụ thu tiền trực tiếp của phụ huynh đối với trường hợp chưa có tài khoản ngân hàng hoặc gặp khó trong sử dụng dịch vụ...

Hoàng Thanh

 

 

Đến năm 2025, thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công của Bà Rịa Vũng Tàu đạt 90-95%

Đến cuối năm 2025, 90-95% thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công tỉnh; 90-100% giao dịch nộp thuế, phí, lệ phí… bằng phương thức thành toán không dùng tiền mặt tại địa bàn đô thị.... của Bà Rịa Vũng Tàu.

11 tháng đầu năm, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 85,6%

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong 11 tháng đầu năm 2022 đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2021.

Hà Nội: Đi ăn bánh mỳ ven đường hay đến nhà hàng sang đều không cần mang theo tiền mặt

Mua một chiếc bánh mỳ ven đường, vào quán cháo lòng hay thậm chí vào những nhà hàng sang trọng.... hiện nay thực khách cũng không cần mang theo tiền mặt mỗi khi thanh toán.

Giới trẻ mua sắm khắp nơi không cần dùng đến tiền mặt

Từ chủ tạp hóa đến chủ shop quần áo hay các siêu thị đều sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, vừa tiện lợi, nhanh chóng để phục vụ nhu cầu khách hàng, nhất là giới trẻ ngày nay.

Công nghệ sinh trắc học giúp người dùng yên tâm hơn với thanh toán không dùng tiền mặt

Công nghệ sinh trắc học nhận được niềm tin từ đông đảo người tiêu dùng Việt Nam trong việc thanh toán điện tử không dùng tiền mặt.

TP Cần Thơ tăng cường triển khai hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

Nhằm tăng cường triển khai, thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt phát triển mạnh, TP Cần Thơ yêu cầu các cơ quan, ban ngành, địa phương tăng cường tuyên tuyền, xây dựng để đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.

Hà Nội: Nộp phạt lỗi vi phạm giao thông online, vừa nhanh chóng vừa tiện lợi

Hiện nay, người vi phạm giao thông tại Hà Nội có thể nộp phạt qua mạng và được nhận lại giấy tờ tại nhà thông qua đường bưu điện.

Hà Nội: Đi chợ mua rau không cần mang tiền mặt

Theo ghi nhận của PV Infonet, hiện nay tại các cửa hàng trên địa bàn TP Hà Nội, đang sử dụng hình thức thanh toán qua mã QR rất nhiều. Không chỉ tại các cửa hàng lớn, nhiều quán bán rau, thịt cá tại các chợ cũng thanh toán bằng QR code

Khi người dân quê dần quen với thanh toán không dùng tiền mặt

Cho tới thời điểm hiện tại, có gần 72.000 điểm giao dịch cung cấp dịch vụ Mobile Money, trong đó có 39.000 điểm giao dịch nằm ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Đi chợ thời 4.0: Từ mua thịt đến hoa quả đều không cần mang theo tiền mặt

Việc thanh toán qua các ứng dụng công nghệ tài chính hay thanh toán bằng mã QR của ngân hàng đang ngày càng thể hiện sự thuận tiện trong giao dịch hàng ngày. Từ mua rau, thịt cá, hoa quả… dù là ở chợ cóc cũng đều chỉ cần chiếc điện thoại.

Đang cập nhật dữ liệu !