PGĐ Sở NN&PTNT Lâm Đồng: Việc xây dựng nông thôn mới có rất nhiều cái được
Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chánh Văn phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh Lâm Đồng cho biết, khi Ban Bí thư chọn Lâm đồng làm điểm nông thôn mới thì có chọn 1 xã thuộc huyện Đức Trọng làm xã điểm của Trung ương trong chương trình nông thôn mới, triển khai từ năm 2009.
Khi triển khai tỉnh Lâm Đồng mới thấy, việc thực hiện làm xã điểm của Trung ương cũng tốt, sẽ tạo điều kiện chỉ đạo tập trung, phát triển nông nghiệp nông thôn ở cơ sở thì tỉnh mở rộng ra và chọn thêm 11 xã nữa (nghĩa là Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 2 thành phố và 10 huyện, thì Trung ương chọn 1 xã điểm ở huyện Đức Trọng, như vậy là còn 9 huyện).
![]() |
Ông Lê Chinh - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chánh Văn phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh Lâm Đồngtrao đổi với PV Infonet. (Ảnh: Thúy Ngân) |
Sau khi mở rộng thì tỉnh mới thấy ngoài việc làm điểm của Trung ương và của tỉnh cũng tốt do đó tỉnh tiếp tục mở rộng ra các xã ưu tiên và nâng lên thành 43 xã, như vậy có nhiều huyện sẽ có 2-3 xã làm xã điểm về nông thôn mới.
Ông Chinh cho hay, tỉnh Lâm Đồng đưa ra mục tiêu đến năm 2015 sẽ có 43 xã đạt chuẩn và phấn đấu có 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Như vậy, từ năm 2011 đến nay, Lâm Đồng có 147 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 30 phường, thị trấn và 117 xã và trong số 117 xã thì tất cả đều là xã đạt chuẩn nông thôn mới hết.
Qua quá trình xây dựng nông thôn mới, Lâm Đồng có 60 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó TP Đà Lạt và Bảo Lộc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới vì 2 thành phố này đều có các xã, phường đạt và có 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Và đến năm 2015 chỉ có 42 xã, huyện đạt nông thôn mới.
Cũng theo Chánh Văn phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh Lâm Đồng, mục tiêu xây dựng nông thôn mới trong năm nay, theo nghị quyết của tỉnh Lâm Đồng sẽ phấn đấu khoảng 20/52 xã sẽ đạt chuẩn nông thôn mới, nhưng số tỉnh và ủy ban giao là 12 xã đạt chuẩn. Tuy nhiên, Ban nông thôn mới tham mưu giao kế hoạch cho 17 xã đạt để khi vào rà soát 17 xã đó thì có thể có 5 xã rớt thì sẽ còn 12 xã đạt, như vậy mới đạt kế hoạch tỉnh giao. Song, cấp dưới lại đặt thêm 2 xã nữa là 19 xã và dự kiến hết năm có khoảng hơn 12 xã đạt chuẩn. Như vậy mục tiêu xây dựng xã đạt nông thôn mới đạt kế hoạch đề ra.
Cái được của xây dựng nông thôn mới
Ông Chinh cho rằng, việc xây dựng nông thôn mới có rất nhiều cái được, nhất là các cơ chế chính sách của chương trình nông thôn mới về đến địa phương được vận dụng rất tốt. Ví như làm đường giao thông nông thôn rất thành công với phương thức dân làm Nhà nước hỗ trợ, cái này khác với Nhà nước và nhân dân cùng làm. Dân làm Nhà nước hỗ trợ là người dân xác định rõ phương thức thực hiện là gì và sự đóng góp của họ ra sao, các chỉ tiêu về đường giao thông được tính toán cụ thể, có thiết kế mẫu, chi phí vật liệu gia công tự tính sẽ giảm… so với phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm.
“Việc đào ao hồ nhỏ, tham mưu cho tỉnh thực hiện theo phương thức nhân dân làm Nhà nước hỗ trợ máy, cái này cũng giống hình thức làm đường giao thông. Theo Nhị định 141 tổ công tác phải có 3 người trở lên. Muốn đào ao thì phải xem xét vị trí đất, khối lượng bao nhiêu thì mới có cơ chế hỗ trợ. Cái này cũng có lợi thế vì trong tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay thay vì đầu tư các công trình thủy lợi tập trung thì chi phí bồi thường cao vì phải giải tỏa, nếu đường thì sau khi đường xong giá trị đất 2 bên đường cao, còn làm thủy lợi thì phải tập trung vùng trũng, những người tập trung sản xuất tốt, đào ao hồ nhỏ ở vùng trũng sẽ được hỗ trợ”, ông Chinh nói.
Hỗ trợ phát triển sản xuất và xây dựng nông thôn, đó là chương trình xã hội hóa chương trình cấp nước sạch nông thôn, tạo điều kiện cho người dân gắn kết tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới.
Người dân Lâm Đồng rất quan tâm đến hoạt động sản xuất, chính mình đầu tư sẽ cộng hưởng hạ tầng, năng xuất sản xuất sẽ nâng cao năng lực sản xuất do đó hầu như tiêu chí về thu nhập so với các địa phương khác thì Lâm Đồng có lợi thế hơn.
“Bây giờ đi miền Tây hay ra miền Trung như các tỉnh Quảng Nam hoặc một số tỉnh phía Bắc có diện tích đất ít, sản xuất chủ yếu trồng lúa thì làm sao đủ thu nhập 31 triệu trong năm nay, rất khó nhất là trồng lúa. Nhưng đối với người dân Lâm Đồng, họ đã có truyền thống ứng dụng công nghệ cao từ rất lâu, ví dụ như tưới tự động đã được họ áp dụng từ trước năm 1975. Chính cái này tạo ra nâng cao thu nhập người dân, từ đây mới có điều kiện để đầu tư”, ông Chinh nói thêm.